Giá sản xuất tại Trung Quốc giảm mạnh nhất trong gần hai năm, làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái giá tại cổng nhà máy và che mờ sự cải thiện nhẹ trong giá tiêu dùng.
Mở rộng tín dụng – hay nói cách khác là tích lũy nợ ngày càng lớn – đang dẫn chúng ta đến hiện tượng "Bùng nổ rồi Sụp đổ" theo quan điểm của von Mises, với hệ quả là lạm phát đình trệ trong kịch bản tốt nhất, và siêu lạm phát trong kịch bản xấu nhất trong tương lai gần. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả - ông Gary Tanashian - cây viết của Investing.com.
Chỉ vài tuần sau khi Christine Lagarde nhắc đến “khoảnh khắc toàn cầu của đồng EUR”, đồng tiền chung đã nhanh chóng chuyển từ biểu tượng lạc quan thành một điểm nóng gây lo ngại.
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nỗ lực ngăn cản đà phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình dường như lại đang tự đặt rào cản cho chính mình.
Giá điện tại Pháp đã giao dịch dưới mức 0 trong nhiều giờ hơn trong năm nay so với toàn bộ năm 2024, làm giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất điện.
Một trong những nguyên nhân chính khiến giá giảm là do đồng franc mạnh lên – đóng vai trò như tài sản trú ẩn an toàn cho dòng vốn toàn cầu. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) đã bắt đầu nới lỏng chính sách từ đầu năm 2024, giảm lãi suất tổng cộng 150 điểm cơ bản. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cắt giảm tới 210 điểm, khiến chính sách tiền tệ của Thụy Sĩ trở nên tương đối thắt chặt hơn.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc giảm 0.1% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 5, làm nổi bật áp lực giảm phát trong bối cảnh nhu cầu nội địa tiếp tục suy yếu. Chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm 3.3% YoY, nối dài xu hướng giảm của tháng 4, phản ánh căng thẳng gia tăng trong lĩnh vực công nghiệp. Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung tiếp tục diễn ra tại London, với khả năng tác động lớn hơn đến tâm lý thị trường so với dữ liệu lạm phát.
ECB cắt giảm lãi suất theo hướng hawkish, tạm thời hỗ trợ đồng EUR. Báo cáo Non-farm Payrolls tích cực tại Mỹ giúp cải thiện tâm lý trước khi tuần giao dịch khép lại. Cặp EUR/USD vẫn duy trì đà tăng dài hạn, hướng tới mục tiêu 1.1600.
Các nhà kinh tế dự kiến áp lực giảm phát sẽ trở nên tồi tệ hơn ở Trung Quốc, ngay cả khi họ nâng cao dự báo về tăng trưởng và xuất khẩu trong năm nay sau thỏa thuận đình chiến thương mại với Mỹ.
Giá vàng giảm ngày thứ hai liên tiếp và chịu áp lực từ sự kết hợp của nhiều yếu tố. Sự lạc quan xung quanh việc EU trì hoãn thuế quan và USD phục hồi nhẹ làm suy yếu mặt hàng này. Những lo ngại về tài khóa của Mỹ và việc đặt cược vào việc Fed cắt giảm lãi suất sẽ hạn chế đà tăng của USD và giới hạn mức giảm cho cặp XAU/USD.
Đây là phiên bản của Nhật Bản về hội nghị chuyên đề Jackson Hole của Fed, không có những chuyến đi bộ đường dài hay cảnh quan, và cuộc họp năm nay của các ngân hàng trung ương toàn cầu tại Tokyo sẽ tập trung vào hai thực tế khó chịu: tăng trưởng kinh tế suy yếu và lạm phát dai dẳng.
Áp lực giảm phát tại Trung Quốc đang gia tăng và có thể kéo dài nếu chính phủ không giải quyết tình trạng dư thừa năng suất lao động trong nền kinh tế, vốn đang đè nặng lên giá cả.
Trung Quốc đang đối mặt với một vấn đề lạm phát không dễ giải quyết, nhưng nó lại ít được chú ý giữa những tranh cãi về thuế quan của Donald Trump và khủng hoảng bất động sản. Thủ tướng Lý Cường đã đặt mục tiêu lạm phát 2% cho năm nay – mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ, cho thấy Bắc Kinh đang nghiêm túc nhìn nhận rằng rủi ro giảm phát là rất lớn.
Thống đốc Kazuo Ueda đã khởi đầu năm mới bằng chiến lược thận trọng và minh bạch hơn trong chính sách tiền tệ. Sau cú sốc bất ngờ vào tháng 7 năm ngoái, quyết định tăng lãi suất gần đây của ông không chỉ giảm thiểu rủi ro thị trường mà còn khẳng định sự ổn định trong điều hành tài chính của Nhật Bản.