Đồng USD đã không duy trì được đà tăng sau các dữ liệu tích cực về việc làm và dịch vụ tại Mỹ, khi quay đầu giảm trong phiên giao dịch sớm thứ Sáu. Đồng bạc xanh không thể giữ được đà tăng trong bối cảnh tâm lý rủi ro tăng cao, ngay cả khi S&P 500 và NASDAQ đều đóng cửa ở đỉnh kỷ lục mới.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hôm thứ Tư bày tỏ sự tin tưởng rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể duy trì tốc độ tăng trưởng "tương đối nhanh" trong khi thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ mô hình phát triển dựa vào sản xuất sang mô hình lấy tiêu dùng làm động lực chính — một bước chuyển mà các nhà phân tích cho là then chốt cho sự phát triển bền vững của quốc gia.
GBP/USD phục hồi lên 1.3470 so với USD khi các nhà đầu tư đánh giá lại tác động của phán quyết của tòa án Mỹ chống lại thuế quan. Tòa án Mỹ đã bác bỏ chính sách thuế quan của Trump, cho rằng đó là vi phạm giới hạn hiến pháp. IMF đã tăng nhẹ dự báo tăng trưởng GDP của Vương quốc Anh cho năm nay lên 1.2%
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Giữa bối cảnh bất ổn thương mại và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, liệu đà phục hồi non nớt của đồng USD có đủ sức chống chọi trước những cơn gió ngược?
Chứng khoán tăng vọt và đồng đô la nhích lên khi chính quyền Trump xoa dịu một số căng thẳng đã làm rung chuyển thị trường tài chính trong các phiên gần đây.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trong những tháng tới khi thuế quan của Tổng bắt đầu có hiệu lực, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đổ xô đến Washington để tìm kiếm các thỏa thuận với Trump nhằm giảm bớt các khoản thuế.
Tổng thống Donald Trump đã từng rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới. Liệu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có trở thành mục tiêu tiếp theo?
Niềm tin kinh tế toàn cầu đang lao dốc, thị trường tài chính biến động mạnh khi căng thẳng thương mại do Mỹ khơi mào khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên u ám. Cảnh báo này được đưa ra trong một báo cáo của Financial Times phối hợp với Viện Brookings, ngay trước thềm các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới tại Washington trong tuần này.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, Javier Milei đã công khai chỉ trích đồng peso Argentina là "hoàn toàn vô giá trị". Giải pháp mà vị chính khách này đề xuất đó chính là thay thế đồng peso bằng đồng USD và giải thể ngân hàng trung ương.
Trong bức tranh kinh tế toàn cầu từ đầu năm 2020 đến nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phác họa một thực tế đầy biến động: "Một đại dịch thế kỷ, cùng với những xung đột địa chính trị bùng phát và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt chưa từng thấy đã làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, châm ngòi cho khủng hoảng năng lượng và lương thực, buộc các chính phủ phải đưa ra những biện pháp chưa có tiền lệ nhằm bảo vệ tính mạng và sinh kế của người dân."
Dù các ngân hàng trung ương đã kiểm soát lạm phát mà không gây suy thoái, nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều thách thức như bất ổn địa chính trị, chủ nghĩa bảo hộ, và áp lực nợ công.
Giám đốc IMF Kristalina Georgieva hôm thứ Năm cho biết rằng Trung Quốc không thể tiếp tục dựa vào xuất khẩu làm động lực chính cho nền kinh tế, và sẽ đối mặt với nguy cơ kinh tế tăng trưởng chậm lại nếu không chuyển sang mô hình kinh tế dựa vào tiêu dùng.