Cuộc chiến thương mại đang leo thang với tốc độ đáng báo động. Ngày 8/4, giới chức Trung Quốc tuyên bố "chiến đấu đến cùng" đối mặt với những đe dọa mới từ Tổng thống Donald Trump được đưa ra chỉ vài giờ trước đó, sau khi Bắc Kinh đã cam kết đáp trả ngang bằng biện pháp thuế quan 34% của Washington. Với mức tăng này, thuế suất của Trung Quốc áp dụng cho hàng nhập khẩu Mỹ sẽ tăng vọt lên 70%. Cùng ngày, Nhà Trắng xác nhận sẽ phản công bằng mức thuế quan lên tới 104% đối với hàng hóa Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 9/4.
Sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc chiến thương mại đã đẩy Trung Quốc đến điểm bước ngoặt quan trọng, buộc các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với quyết định mang tính chiến lược: tiếp tục duy trì kiểm soát chặt chẽ đồng Nhân dân tệ hay để đồng tiền này mất giá nhằm bù đắp một phần tác động tiêu cực từ các biện pháp thuế quan của Hoa Kỳ.
Cuộc chiến thương mại ngày càng gay gắt đang thúc đẩy các dự báo trên thị trường tài chính rằng Trung Quốc có thể sẽ phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ, từ bỏ chính sách duy trì ổn định tiền tệ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tiếp tục duy trì các biện pháp hỗ trợ đồng nhân dân tệ trong bối cảnh chính quyền Mỹ áp đặt mức thuế cao nhất từ trước đến nay đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Các ngân hàng Trung Quốc tiếp tục giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) tháng thứ năm liên tiếp trong bối cảnh chưa có thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ, khi chính quyền Bắc Kinh để ngỏ khả năng tung ra các gói kích thích nếu Mỹ tăng thuế trở lại.
Cứ mỗi quý, Trung Quốc dường như lại tung ra một gói giải pháp mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế và kích cầu tiêu dùng. Hiện tượng này thường kích thích thị trường chứng khoán tăng điểm trong vài phiên, nhưng sau đó nhanh chóng mất đà, chìm vào quên lãng... chỉ để được thay thế bằng một gói giải pháp tương tự ba tháng sau đó, và cứ thế lặp lại.
Chỉ vài tháng sau khi thị trường trái phiếu Trung Quốc chìm trong nỗi lo về "hiện tượng Nhật Bản hóa", lợi suất tăng vọt đang cho thấy một sự thay đổi rõ rệt trong tâm lý thị trường.
Làn sóng hoài nghi về nền kinh tế Mỹ đang tạo thời cơ cho Trung Quốc giảm bớt nỗ lực bảo vệ đồng nội tệ, khi sức mạnh của đồng Nhân dân tệ (CNY) cho phép nước này giảm mức can thiệp thông qua cơ chế tỷ giá tham chiếu hàng ngày.
Giá kim loại công nghiệp đồng loạt sụt giảm khi giới đầu tư đang phải đối mặt với tình trạng bất định về chính sách thuế quan của chính quyền Trump, trong khi các dấu hiệu suy yếu từ nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục làm xấu thêm triển vọng tăng trưởng toàn cầu.
Theo nghiên cứu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), các ngân hàng trung ương vẫn duy trì xu hướng tích lũy vàng mạnh mẽ, đẩy tổng dự trữ vàng toàn cầu tăng thêm 18 tấn ngay trong tháng đầu năm nay.
Theo các nguồn tin, các ngân hàng Trung Quốc đang cắt giảm lãi suất tiền gửi USD theo yêu cầu từ ngân hàng trung ương, nhằm hạn chế hiện tượng tích trữ USD và hỗ trợ đồng nhân dân tệ đang suy yếu.
Chính quyền địa phương Trung Quốc đang đẩy mạnh phát hành trái phiếu để tái cấp vốn cho các khoản nợ ẩn, khiến thanh khoản trong hệ thống tài chính càng thêm căng thẳng.