XAU/USD đã có nhịp tăng nhẹ lên mức cao 2,347.81 USD trước khi thoái lui về giao dịch quanh 2,342.43 USD. Nhịp tăng này được thúc đẩy bởi sự suy yếu của đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm. Các nhà đầu tư ngày càng đặt cược vào khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay, đặc biệt sau những số liệu GDP của Mỹ gần đây đáng thất vọng.
Giá vàng (XAU/USD) đã có một ngày giảm dài, chạm mức thấp $2,334 USD từ mức cao $2,361. Trong khi ở chiều còn lại, chỉ số DXY lại có một ngày hồi phục tốt, hiện đã tiến gần hơn đến mốc 105.00 và đang giao dịch trên mốc 104.80.
Chỉ số DXY khởi đầu tuần giao dịch với xu hướng đi ngang so với hầu hết các đồng tiền chính khác, do thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Tưởng niệm. Tuy nhiên, tâm điểm chú ý đang chuyển sang bên kia bờ Đại Tây Dương, khi các nhà hoạch định chính sách ECB đang thể hiện những thay đổi trong quan điểm.
Thước đo lạm phát ưa thích của Fed dự kiến sẽ giảm nhẹ trong tháng 4. Theo dự đoán của các nhà kinh tế, điều này sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cho lập trường thận trọng của ngân hàng trung ương về thời điểm hạ lãi suất.
Ngay trong ngày đầu tiên của tuần giao dịch mới, đồng Yên Nhật (JPY) tiếp tục chứng kiến áp lực bán mạnh. USD/JPY bốc đầu, vọt lên trên mốc lịch sử 160.00 lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm 1986.
Tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát dai dẳng hiện nay tại Mỹ có thể không hoàn toàn là "cơn ác mộng" đối với Fed, nhưng chí ít tình trạng này cũng sẽ khiến họ trằn trọc lo âu.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ sụt giảm bất ngờ trong quý trước không phản ánh rõ sự mạnh mẽ của nhu cầu hộ gia đình và đầu tư kinh doanh, điều đã thúc đẩy lạm phát tăng nhanh hơn.
Mặc dù rủi ro lạm phát ngày càng rõ rệt nhưng thị trường tài chính lại tỏ ra "thờ ơ" đến mức ngạc nhiên, thể hiện qua việc thiếu vắng các biện pháp phòng ngừa lạm phát hiệu quả.
USDJPY đã leo lên mức cao nhất mới trong 34 năm trong phiên giao dịch trầm lắng vào thứ Hai. Các nhà đầu tư thận trọng trước lập trường tiếp tục giữ lãi suất cao của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), đồng thời vẫn cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu can thiệp nào của Nhật Bản để hỗ trợ JPY đang suy yếu.
Chỉ số giá tiêu dùng ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dự kiến không quá cao so với báo cáo CPI trong tuần này, mà đã khuấy động thị trường tài chính.