Đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại London diễn ra trong không khí ngoại giao thận trọng, tạm thời làm dịu căng thẳng thương mại, giúp thị trường toàn cầu giữ ổn định và tăng nhẹ. Nhà đầu tư vẫn cảnh giác trước rủi ro kinh tế và dữ liệu yếu, trong khi kỳ vọng giảm thuế quan và khả năng Fed hạ lãi suất giúp đẩy chỉ số MSCI World lên đỉnh lịch sử. Tuy nhiên, động lực tăng giá vẫn yếu, và rủi ro tiềm ẩn chưa biến mất.
Các nhà đầu tư đang gấp rút tìm kiếm biện pháp phòng vệ trước những đợt biến động mạnh của Phố Wall, dù thị trường chứng khoán Mỹ vẫn khởi sắc. Sự khó lường trong chính sách của Donald Trump khiến giới tài chính lo ngại, đẩy nhu cầu mua quyền chọn bảo hiểm rủi ro lên mức cao kỷ lục.
Báo cáo việc làm hôm nay có thể là yếu tố then chốt, tạo ra sự biến động mạnh mẽ trên thị trường và có khả năng thúc đẩy đợt phục hồi bất ngờ dù tâm lý nhà đầu tư đang thận trọng. Với dự đoán cao về rủi ro sự kiện, chỉ số biến động VIX đang ở mức quan trọng, báo hiệu khả năng biến động lớn nếu dữ liệu vượt kỳ vọng.
Mua cổ phiếu ở mức đỉnh có vẻ sai lầm, nhưng dữ liệu lịch sử lại cho thấy không hoàn toàn như vậy. Trong bối cảnh thị trường thường phục hồi sau những đợt giảm giá, việc mua vào đỉnh có thể không mang đến rủi ro lớn như tưởng tượng. Thậm chí, một số chuyên gia cho rằng việc chọn các thị trường có tính phòng thủ cao hơn, như Nhật Bản hay châu Á, có thể là chiến lược tốt ngay cả khi Mỹ đối mặt với những bất ổn trong bầu cử sắp tới.
Mặc dù S&P 500 liên tục lập đỉnh mới trong năm 2024, với mức đóng cửa kỷ lục gần đây, nhà giao dịch Brian Garrett từ Goldman Sachs lại cảnh báo rằng thị trường đang tiềm ẩn một mức độ lo âu rất lớn. Khi chỉ số VIX - thước đo tâm lý thị trường - vẫn ở mức cao bất thường, câu hỏi đặt ra là liệu có điều gì ẩn giấu sau sự hưng phấn này?
Các nhà đầu tư đang quay trở lại và khẩu vị rủi ro được cải thiện khi thị trường hồi phục trên diện rộng, tuy nhiên đợt biến động này vẫn để lại một số vết gợn
Thị trường chứng khoán châu Á tăng mạnh khi các nhà đầu tư đổ xô vào tài sản rủi ro, với kỳ vọng ngày càng tăng rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tránh được suy thoái. Trái phiếu chính phủ Mỹ duy trì đà giảm, trong khi đồng Yên Nhật đang hướng đến tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 5.
Các nhà đầu tư lớn đang chuẩn bị cho khả năng thị trường chứng khoán tiếp tục giảm vào mùa thu. Nguyên nhân chủ yếu là lo ngại về suy thoái kinh tế ở Mỹ và quyết định tăng lãi suất bất ngờ của BOJ.
Hoạt động phòng hộ rủi ro của các dealers đã làm trầm trọng thêm sự sụt giảm của thị trường vào thứ Hai. Việc này vốn đã trở thành một mô hình quen thuộc nhưng chưa được đánh giá đúng mức.
Thứ Sáu vừa qua đánh dấu một tuần bùng nổ nữa cho S&P 500 khi chỉ số này chạm đỉnh lịch sử mới tại 5,570.33 điểm và không chỉ dừng lại ở đó. Thị trường chứng khoán đang hừng hực khí thế trước thềm loạt dữ liệu quan trọng và mùa công bố báo cáo thu nhập. Tuy nhiên, liệu đà tăng này có thể tiếp tục trong tuần mới?
Cổ phiếu của các công ty lớn nhất tại Mỹ đang biến động mạnh và không theo một xu hướng đồng nhất, điều này tạo cảm giác "bình lặng" chưa từng thấy trong nhiều năm qua đối với chỉ số S&P 500. Tuy nhiên, tình hình lại hoàn toàn khác đối với phần còn lại của thị trường.