Tại sao trái phiếu doanh nghiệp lại đang rất "hot"?

Tại sao trái phiếu doanh nghiệp lại đang rất "hot"?

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

14:28 24/06/2024

Lợi suất trái phiếu doanh nghiệp dường như đang rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Vì sao lại vậy?

Nhu cầu đối với loại tài sản này cực kỳ mạnh mẽ. Đã có dòng vốn lớn chảy vào các quỹ tín dụng trong hơn 30 tuần liên tục, khi tất cả các nhà đầu tư đổ xô vào trái phiếu doanh nghiệp có lợi suất hấp dẫn được phát hành trong bối cảnh lãi suất cao.

Ngay cả các công ty lớn cũng đang phát hành trái phiếu với lợi suất cao. Nhìn chung, có vẻ như các công ty đang không có nhiều gánh nặng nợ nần.

Chỉ số đo lường khả năng khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp của Fed New York (CMDI) có vẻ đang giảm mạnh. Sẽ vẫn còn những khó khăn ban đầu nhưng đây là chuyện thường tình trong quá trình phát triển trái phiếu doanh nghiệp. Nhìn chung, không có khó khăn đáng kể nào ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, với tình trạng hiện tại, do nhu cầu đang tăng mạnh, chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu doanh nghiệp so với trái phiếu chính phủ đang trở nên rất thấp. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư phàn nàn về việc họ không cảm thấy được bồi thường đầy đủ cho rủi ro mà họ phải đối mặt. Trái phiếu doanh nghiệp của Mỹ có thời hạn đáo hạn khoảng 10 năm hiện cung cấp lợi suất cao hơn khoảng 1.5 điểm phần trăm so với TPCP Mỹ. Con số này thường ở gần 2 điểm phần trăm. Ở cả Châu Âu và Mỹ, thời hạn trái phiếu càng lâu thì lợi suất nhận được càng ít.

Một số nhà đầu tư cảm thấy không được đền bù thỏa đáng cho rủi ro. David Knee, phó giám đốc đầu tư trái phiếu tại M&G Investments ở London cho biết: "Hiện tại, thật khó để tìm thấy bất kỳ thứ gì có giá trị hấp dẫn. Tại sao phải đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro cao, khi bạn có thể đầu tư vào TPCP Mỹ trong 10 năm để hưởng lợi suất 4.2%?"

Quan điểm cho rằng tín dụng bị thao túng khá phổ biến. Điều này xuất phát từ việc cầu đối với trái phiếu doanh nghiệp đang rất cao, dẫn đến lợi suất giảm mạnh và chênh lệch lợi suất so với TPCP Mỹ (spread) thu hẹp. Tuy nhiên, Sri Reddy từ Man Group nhấn mạnh rằng việc tập trung quá nhiều vào chênh lệch lợi suất có thể làm bỏ lỡ những cơ hội quan trọng, vì các yếu tố cơ bản của các công ty hiện tại vẫn ở trong tình trạng khá ổn định.

Joe Davis, giám đốc toàn cầu của nhóm chiến lược đầu tư tại Vanguard cho biết "Thông thường, tôi cũng lo ngại về tình hình này. Nhưng chúng ta đang thấy có rất nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường này, cho thấy họ đang chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn" Davis cho biết. Trái phiếu từ các công ty được xếp hạng cao có thể giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn với lựa chọn của mình.

Các chuyên gia thị trường cho biết việc các nhà đầu tư đang tập trung vào lợi suất nhiều hơn khiến spread giảm mạnh, đặc biệt là đối với các trái phiếu dài hạn được các công ty lớn trên thị trường săn đón như quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm.

Các yếu tố kỹ thuật và quá trình đánh giá của các cơ quan xếp hạng đang có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường trái phiếu có lợi suất cao, và nếu tình trạng này tiếp tục, có thể sẽ dẫn đến những thay đổi về giá và lợi suất đối với các nhà đầu tư.

Một số trái phiếu có bị định giá quá cao không? Chắc chắn rồi. Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn không? Đương nhiên rồi. Các nhà đầu tư đang đánh giá liệu rủi ro chính trị xảy ra ở châu Âu có thể cung cấp cơ hội để "bắt đáy" hay không. Đồng thời, họ cũng lo ngại về khả năng xảy ra một suy thoái kinh tế nghiêm trọng ở cả châu Âu và Mỹ, điều này có thể gây tổn hại đến các đầu tư trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Tatjana Greil-Castro, nhà đầu tư tại một công ty tín dụng gia đình, nhấn mạnh rằng sự thay đổi này phản ánh một xu hướng mới, khi các nhà đầu tư thích điều chỉnh chiến lược của họ để phù hợp với hoàn cảnh thị trường hiện tại. Điều này cũng ám chỉ rằng thị trường đang chuyển dịch và các nhà đầu tư cần phải thích nghi để tận dụng các cơ hội đầu tư mới mà thị trường đưa ra.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc Tìm kiếm cứu cánh từ EU trước các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ và áp lực xuất khẩu gia tăng

Trung Quốc Tìm kiếm cứu cánh từ EU trước các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ và áp lực xuất khẩu gia tăng

Các cuộc đàm phán EU-Trung Quốc tại Bắc Kinh thu hút sự chú ý giữa bối cảnh thuế quan từ Mỹ đang làm suy yếu các kênh thương mại toàn cầu của Trung Quốc. Xuất khẩu Trung Quốc sang EU tăng 6,9% trong tháng 6, nhờ nhu cầu vững chắc từ Đức và Pháp, bất chấp hàng rào thuế quan. Các chỉ số Hang Seng và thị trường Trung Quốc đại lục tăng mạnh nhờ kỳ vọng thương mại và cam kết kích thích từ Bắc Kinh, vượt trội so với Nasdaq trong tháng 7.
Thị trường chứng khoán "phi mã" đến ngày 1/8 - Lạc quan và cẩn trọng với thỏa thuận thương mại Mỹ - EU
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường chứng khoán "phi mã" đến ngày 1/8 - Lạc quan và cẩn trọng với thỏa thuận thương mại Mỹ - EU

Tuyên bố từ Nhà Trắng: Các thông tin về thỏa thuận thương mại tiềm năng với EU chỉ là suy đoán, mọi cuộc thảo luận cần được hiểu như vậy. Thị trường đang xem nhẹ hoặc thậm chí gọi thẳng lời phủ nhận của Nhà Trắng là một chiêu đánh lạc hướng. Khi tuyên bố nói rằng “các báo cáo về thỏa thuận thương mại với EU chỉ là suy đoán”, giới giao dịch hiểu rằng: điều gì đó đang diễn ra, chỉ là chưa sẵn sàng để công bố. Tổng thống Trump vốn không hay để người khác giành phần công lao, đặc biệt là với các hãng truyền thông từng chỉ trích ông gay gắt. Ông thích là người trực tiếp cầm micro trên “Truth Social” khi bữa tiệc bắt đầu.
ECB sẽ giữ nguyên lãi suất khi xung đột thương mại che mờ triển vọng kinh tế

ECB sẽ giữ nguyên lãi suất khi xung đột thương mại che mờ triển vọng kinh tế

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được kỳ vọng sẽ tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi các rủi ro từ đề xuất thuế quan mới của Mỹ vẫn chưa ngã ngũ. Mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa EU, có thể cao hơn dự đoán ban đầu, đang làm gia tăng bất định về tăng trưởng và lạm phát trong khu vực. Trong khi kinh tế eurozone tiếp tục đối mặt với áp lực giảm phát, ECB dự kiến sẽ theo dõi sát diễn biến trước khi đưa ra các điều chỉnh chính sách tiếp theo.
Phố Wall lập kỷ lục mới nhờ Nvidia, GE Vernova và kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ – EU

Phố Wall lập kỷ lục mới nhờ Nvidia, GE Vernova và kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ – EU

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đồng loạt đóng cửa ở mức cao kỷ lục, được dẫn dắt bởi đà tăng mạnh của Nvidia và GE Vernova. Tâm lý thị trường cải thiện khi Mỹ và EU tiến gần đến một thỏa thuận thương mại tương tự như đã ký với Nhật Bản. GE Vernova tăng 14.6%, Nvidia thêm 2.25%, trong khi Tesla và Alphabet chuẩn bị công bố kết quả kinh doanh. Dữ liệu kinh tế trái chiều khiến kỳ vọng Fed hạ lãi suất trong tháng 9 còn 58%.
Giá vàng giảm do tâm lý thị trường tích cực sau thỏa thuận Mỹ–Nhật, nhưng áp lực từ đồng USD yếu hạn chế đà giảm

Giá vàng giảm do tâm lý thị trường tích cực sau thỏa thuận Mỹ–Nhật, nhưng áp lực từ đồng USD yếu hạn chế đà giảm

Giá vàng đi xuống trong phiên giao dịch ngày thứ Tư khi khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư cải thiện sau thông tin về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản. Tuy vậy, đồng USD yếu và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm đã giúp giá vàng giữ vững quanh ngưỡng hỗ trợ. Thị trường tiếp tục theo dõi diễn biến đàm phán thương mại và chính sách lãi suất của Fed để định hướng xu hướng tiếp theo của kim loại quý này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ