Thị trường châu Á sẵn sàng đón làn sóng từ Phố Wall khi dữ liệu việc làm làm lu mờ nỗi lo về thuế quan

Thị trường châu Á sẵn sàng đón làn sóng từ Phố Wall khi dữ liệu việc làm làm lu mờ nỗi lo về thuế quan

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

08:30 04/06/2025

Tuy nhiên, ẩn sau làn sóng lạc quan của thị trường là một sự thật khiến người ta bất an: nhà đầu tư đang trôi dạt trong vùng nước không xác định.

Chứng khoán châu Á đang chuẩn bị nối gót đà tăng từ Phố Wall, sau phiên giao dịch thứ Ba mang đến một cú hích tâm lý đầy tích cực. Dữ liệu việc làm tại Mỹ – cụ thể là số lượng vị trí cần tuyển lên tới 7,39 triệu, vượt xa kỳ vọng 7,1 triệu – như một luồng oxy trong căn phòng ngột ngạt bởi căng thẳng thương mại. Không chỉ đơn thuần là một con số, đây là liều adrenaline được tiêm vào một thị trường đang rệu rã vì lo sợ thuế quan. Gạt sang một bên câu chuyện đình trệ do thương mại, thông điệp rõ ràng là: doanh nghiệp vẫn đang sống và – quan trọng hơn – vẫn đang tuyển dụng.

Chỉ số S&P 500 tăng 0.6%, được dẫn dắt bởi lực đẩy từ nhóm cổ phiếu công nghệ. Đồng USD cũng lấy lại động lực. Tại châu Á, các hợp đồng tương lai từ Sydney đến Tokyo và Hồng Kông cho thấy sẵn sàng nối tiếp xu hướng đó – như những người lướt sóng đang chuẩn bị bắt trọn làn sóng từ Phố Wall.

Sự lo lắng trước đó, khơi lên bởi báo cáo u ám của OECD – trong đó đổ lỗi cho cuộc chiến thuế quan của chính quyền Trump là nguyên nhân làm chậm tăng trưởng toàn cầu – dường như đã bị át tiếng bởi dữ liệu lao động đầy sức sống. OECD có thể coi Mỹ là trung tâm của tổn thương do thuế quan, nhưng chỉ cần nhìn vào báo cáo JOLTS, thị trường thấy không phải sự suy yếu mà là sức chống chịu. Phố Wall như đang nhún vai với phe bán khống: “Cho tôi thấy những vết nứt, bởi đến nay chúng tôi vẫn chưa thấy gì cả.”

Song, đằng sau sự tự tin tăng giá là một trạng thái không rõ ràng. Tăng trưởng đang chững lại, triển vọng nửa cuối năm ngày càng kém sáng sủa, và tất cả đều biết rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sớm muộn cũng sẽ cắt giảm lãi suất. Việc đó đã được thị trường định giá, đã được dự đoán – sẽ không ai ngạc nhiên, trừ khi lạm phát tỏ ra bướng bỉnh hơn kỳ vọng.

Điều thực sự giữ cho thị trường chứng khoán bay cao chính là âm vang mong manh của hy vọng – rằng căng thẳng Mỹ-Trung có thể hạ nhiệt, tan chảy khỏi tình trạng chiến tranh lạnh hiện tại. Rủi ro thuế quan, từng là con quái vật khổng lồ, giờ chỉ còn là chiếc đuôi vẫy nhẹ của một chú chó nhỏ – đủ để trấn an các nhà đầu tư rằng họ vẫn có thể đứng vững, bất chấp cái lạnh lan tỏa từ nền kinh tế toàn cầu.

Phố Wall vẫn là trung tâm của thị trường toàn cầu. S&P 500 leo lên mức cao nhất trong ba tháng, Nasdaq hồi phục về các mốc cuối tháng Hai, và MSCI World đang tiệm cận trạng thái hưng phấn. Trong khi đó, thị trường châu Á dường như vẫn bị cuốn vào lực hấp dẫn từ công nghệ Mỹ – chỉ là các vệ tinh nhỏ xoay quanh quỹ đạo của các đại gia Big Tech, chật vật tìm động lực độc lập.

Ngân hàng trung ương toàn cầu đang chơi một ván poker đầy thận trọng, chờ đợi các dữ liệu mới. Fed vẫn giữ thế sẵn sàng hành động nhưng chưa muốn ra tay sớm. Ngân hàng Trung ương châu Âu đang chuẩn bị các bước nới lỏng chính sách khi lạm phát khu vực giảm dưới mục tiêu. Ở Thụy Sĩ, lần đầu tiên trong bốn năm xuất hiện giảm phát – làm dấy lên suy đoán về khả năng tái áp dụng lãi suất âm. Canada đứng yên, theo dõi lạm phát ngoan cố, đồng thời tiêu hóa tác động từ các lần cắt giảm trước.

Thị trường hiện bị hút vào trường trọng lực vĩ mô – bị ghì xuống trong biên độ hẹp kể từ sau khi ông Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình cùng tạm hạ giọng về thương chiến vào ngày 12 tháng 5. Biến động bị nén lại, USD trượt nhẹ, chứng khoán rón rén tiến lên. Giới đầu tư đang chờ cú huých lớn tiếp theo. Có thể đó là cuộc điện đàm Trump – Tập được kỳ vọng từ lâu, hoặc cũng có thể chỉ là một dòng tin nhanh nữa trên Bloomberg, không hơn.

Ẩn sau sự bình lặng bề mặt là một câu hỏi lớn: mức độ phụ thuộc sâu sắc của thế giới vào tài sản Mỹ. Vị thế đầu tư quốc tế ròng của Mỹ hiện âm tới 26 nghìn tỷ USD – tương đương gần 1/4 GDP toàn cầu. Con số này không báo hiệu khủng hoảng, mà là bằng chứng về sức hút của Phố Wall, đặc biệt là sức hấp dẫn không cưỡng nổi của nhóm cổ phiếu công nghệ lớn. Với 74% tổng vốn hóa thị trường toàn cầu, Phố Wall là trường trọng lực tài chính của thế giới.

Nhưng mối quan hệ này có dấu hiệu mỏi mệt. Chính sách thuế quan khó lường và khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết" của Trump đang làm lung lay lòng tin. Giới đầu tư toàn cầu đặt câu hỏi: liệu Washington còn là điểm tựa ổn định hay đã trở thành nguồn gốc của biến động? Nguy cơ không phải là một cú sập đột ngột, mà là sự chuyển hướng âm thầm – một làn sóng thoái vốn nhẹ nhàng khỏi Phố Wall. Ngay cả sự suy giảm nhẹ trong khẩu vị đầu tư từ nước ngoài cũng có thể lan tỏa ra USD, bóp nghẹt nhu cầu trái phiếu kho bạc và kéo phăng tấm thảm dưới chân thị trường.

Chúng ta chưa bước vào vùng hoảng loạn. Nhưng cần quan sát sát sao – bởi thị trường không luôn cần một cuộc tháo chạy để chuyển sang xu hướng giảm. Nếu không muốn giẫm đạp lên nhau thì chỉ cần lẳng lặng không đến cuộc tháo chạy đó thôi.

fxstreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ