Thị trường chứng khoán toàn cầu bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi kinh tế Mỹ đứng trên bờ vực suy thoái

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi kinh tế Mỹ đứng trên bờ vực suy thoái

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

14:30 05/08/2024

Cổ phiếu ở châu Á lao dốc, dẫn đầu là Nhật Bản, nơi sự sụt giảm đã kích hoạt "công cụ ngắt mạch thị trường" (circuit breaker) nhằm kiểm soát những biến động quá nhanh. Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ cũng được dự báo sẽ tiếp tục chìm trong sắc đỏ.

Các nhà đầu tư trên toàn thế giới đang trở nên hoảng loạn sau khi dữ liệu cho thấy có nhiều dấu hiệu nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, cổ phiếu đang lao dốc trên khắp thị trường châu Á.

Sự sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở Nhật Bản, chỉ số Topix đã giảm 12.2%. Đây là mức giảm trong một ngày lớn nhất trong hơn ba thập kỷ. Sự sụt giảm đã kích hoạt "công cụ ngắt mạch thị trường", tạm dừng giao dịch để thị trường có thể hấp thụ những biến động lớn. Chỉ số Nikkei 225 cũng đã giảm 12.4%.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc đã giảm hơn 10%, sau đó phải ngừng giao dịch. Thị trường chứng khoán tại Đài Loan, Singapore, Úc và Hồng Kông đều giảm.

Dự kiến ​​sự sụt giảm sẽ tiếp tục ở Châu Âu và Mỹ vào hôm nay.

Hợp đồng tương lai cổ phiếu cho S&P 500 đã giảm hơn 3% và Nasdaq giảm 6%. Hợp đồng tương lai cổ phiếu cho các chỉ số chính ở Châu Âu, bao gồm cả Đức, giảm hơn 2%.

Bitcoin cũng đã giảm gần 14%, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy các nhà đầu tư đang lo lắng.

Sự sụt giảm diễn ra sau báo cáo việc làm của Mỹ vào thứ Sáu cho thấy các nhà tuyển dụng đã chậm lại đáng kể trong tháng 7, với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm. Điều này làm gia tăng nỗi lo rằng nền kinh tế đang hạ nhiệt và Fed có thể sẽ hành động quá muộn.

Nomura, ngân hàng đầu tư của Nhật Bản, cho biết sự chậm lại của kinh tế Mỹ gây ra nỗi sợ cho thị trường, điều này đã làm bùng lên nỗi lo về sự suy thoái kinh tế ​​của Mỹ.

Dựa trên dữ liệu báo cáo việc làm, Goldman Sachs cho biết hiện tại họ kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất tại ba cuộc họp tiếp theo, nhiều hơn so với kỳ vọng trước đây của ngân hàng đầu tư này.

Tại Nhật Bản, dữ liệu yếu kém của Mỹ cũng làm tăng thêm sự bất an của các nhà đầu tư.

Topix đã giảm hơn 20% so với thứ Tư tuần trước, sau khi BoJ tăng lãi suất lên khoảng 0.25%. Công cụ ngắt mạch thị trường cũng đã được kích hoạt đối với trái phiếu chính phủ Nhật Bản dài hạn và Nikkei 225.

Cổ phiếu Nhật Bản đã tăng vọt trong hơn một năm, được hỗ trợ bởi JPY suy yếu. Sự mất giá của đồng yên đã giúp làm tăng thu nhập của các nhà xuất khẩu Nhật Bản, nhưng đồng tiền này đã tăng giá đáng kể trong tuần qua.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu bán tháo các vị thế trong cổ phiếu Nhật Bản trong vài tuần qua. Theo dữ liệu gần đây nhất từ ​​Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán thêm gần 4 tỷ USD cổ phiếu Nhật Bản trong tuần kết thúc vào ngày 26/7. Trong tuần trước đó, họ đã bán 1.5 tỷ USD cổ phiếu.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD suy yếu khi nhà đầu tư theo dõi chính sách tiền tệ và đàm phán thuế quan Mỹ

USD suy yếu khi nhà đầu tư theo dõi chính sách tiền tệ và đàm phán thuế quan Mỹ

USD giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần khi nhà đầu tư chờ đợi tín hiệu chính sách từ Fed và BoJ, đồng thời theo dõi sát tiến trình đàm phán thuế quan Mỹ - Nhật và Mỹ - Trung. Các ngân hàng trung ương lớn dự kiến giữ nguyên lãi suất, nhưng bình luận sau họp sẽ là trọng tâm. Chuyến thăm Fed hiếm hoi của Tổng thống Trump không tác động nhiều tới thị trường. Trong khi đó, đồng euro và AUD tăng nhờ kỳ vọng thương mại tích cực, còn bitcoin và Ethereum điều chỉnh nhẹ.
Lạm phát tại Tokyo chậm lại nhưng vẫn vượt xa mục tiêu của BoJ

Lạm phát tại Tokyo chậm lại nhưng vẫn vượt xa mục tiêu của BoJ

Chi phí sinh hoạt tại Tokyo giảm trong tháng thứ hai liên tiếp do một số yếu tố tạm thời, mặc dù lạm phát thực phẩm vẫn ở mức cao, tiếp tục gây áp lực lên Thủ tướng Shigeru Ishiba sau khi sự bất mãn của cử tri về giá cả tăng cao dẫn đến thất bại lịch sử trong cuộc bầu cử vào Chủ nhật.
Chính sách thuế ô tô mới của Trump: Cơ hội tạm thời, thách thức dài hạn với ngành xe toàn cầu

Chính sách thuế ô tô mới của Trump: Cơ hội tạm thời, thách thức dài hạn với ngành xe toàn cầu

Việc Mỹ giảm thuế nhập khẩu ô tô Nhật Bản từ 27.5% xuống 15% giúp một số hãng xe như Mitsubishi, Mazda hay Subaru hưởng lợi trong ngắn hạn. Tuy nhiên, khả năng đàm phán lại hiệp định USMCA cùng bất ổn thuế đối với các hãng khác như Hyundai hay Kia cho thấy môi trường thương mại vẫn còn nhiều rủi ro. Trong dài hạn, các hãng xe nhiều khả năng phải đầu tư thêm vào sản xuất tại Mỹ để ứng phó với chính sách thay đổi liên tục.
Úc và Anh sẽ ký hiệp định 27 tỷ USD về tàu ngầm hạt nhân

Úc và Anh sẽ ký hiệp định 27 tỷ USD về tàu ngầm hạt nhân

Úc và Anh sẽ tổ chức các cuộc đàm phán giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng tại Sydney vào thứ Sáu, với mục tiêu ký kết một 'hiệp ước' trị giá 20 tỷ bảng Anh (27 tỷ USD) để hỗ trợ xây dựng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ