Thị trường Forex tuần từ 23-28/11: Liệu Euro có xác nhận tạo đỉnh và đảo chiều giảm sau dữ liệu PMI?

Thị trường Forex tuần từ 23-28/11: Liệu Euro có xác nhận tạo đỉnh và đảo chiều giảm sau dữ liệu PMI?

00:12 23/11/2020

Triển vọng của các đồng tiền G7 trong tuần này sẽ ra sao?

Trong vài tuần qua, chúng ta đã nói về khả năng phục hồi đáng kinh ngạc của đồng Euro. Các quốc gia lớn nhất trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã bị giãn cách xã hội vào cuối tháng 10 và Đức đang nói về việc gia hạn phong toả thêm một tháng nữa. Không giống như Pháp và Tây Ban Nha, những nước đã chứng kiến ​​số ca nhiễm vi rút mới giảm, Đức và Ý vẫn đang vật lộn để kiềm chế sự bùng phát của đại dịch. Sự khác biệt giữa Pháp và Đức là ở Đức các cửa hàng được mở và ở Pháp, chỉ những doanh nghiệp thiết yếu mới có thể hoạt động. Bất kể thế nào, những đợt đóng cửa này sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế của khu vực và thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Châu Âu phải tăng cường nới lỏng. Nếu ECB may mắn, khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ tránh được suy thoái kép nhưng không có gì là chắc chắn cả.

Tuy nhiên, thay vì đi xuống, tỷ giá EUR/USD đã giao dịch trên mốc 1.18 trong cả tuần qua. Trong những tuần gần đây, chúng tôi đã nói về việc cặp tỷ giá này sẽ được giao dịch gần mức 1.16 thay vì 1.18 nhưng việc Mỹ đi sau khu vực đồng tiền chung châu Âu vài tuần trong vấn đề Covid là một trong những lý do chính khiến đồng Euro từ chối giảm. Như tôi đã từng đề cập, thị trường có thể không chắc được rằng nền kinh tế Eurozone bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào và dữ liệu sẽ yếu như thế nào. Chúng ta sẽ xem xét kỹ điều đó vào tuần tới với báo cáo PMI khu vực châu Âu, dữ liệu về niềm tin và báo cáo IFO của Đức cũng sẽ được công bố. Nếu số liệu đủ yếu (chúng tôi tin rằng sẽ như vậy), đó có thể là sự xác nhận đã tạo đỉnh xong cho đồng Euro. Về mặt kỹ thuật, động lượng tăng của EUR/USD đang suy yếu và việc di chuyển xuống dưới 1.1820 sẽ mở ra cánh cửa cho sự lao dốc hướng về vùng 1.16.

Mỹ có một tuần giao dịch rút ngắn trước kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn vì vậy giao dịch sẽ tương đối trầm lắng vào thứ Năm và thứ Sáu. Ngoài các dữ liệu quan trọng từ khu vực đồng tiền chung châu Âu, PMI của Vương quốc Anh, báo cáo niềm tin người tiêu dùng của Hoa Kỳ và biên bản FOMC là những vấn đề quan trọng nhất trên lịch kinh tế. Tỷ giá USD/JPY có xu hướng giảm và nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi xuống.

AUD, NZD và CAD sẽ tiếp tục thể hiện vượt trội đặc biệt là sau báo cáo doanh số bán lẻ tại Canada vào thứ Sáu. Chi tiêu tiêu dùng tăng 1.1%, mạnh hơn 5 lần so với dự kiến. Các nhà kinh tế dự đoán sự chậm lại nhưng với doanh số bán buôn tăng và sự gia tăng các ca nhiễm virus xảy ra từ tháng 10, dữ liệu tháng 9 chắc chắn là tốt. Miền Nam nước Úc cũng nới lỏng các hạn chế sau khi các cá nhân làm kích hoạt  việc hạn chế đi lại bị phát hiện là đã nói dối.

Doanh số bán lẻ của Anh đã vượt qua kỳ vọng với chi tiêu tiêu dùng tăng 1.2% trong tháng 10, thay vì trì trệ như các nhà kinh tế dự đoán. Bất ngờ này đã giúp đồng Bảng Anh mở rộng mức tăng so với USD và EUR. Tuy nhiên, quốc gia này sẽ công bố PMI tháng 11 vào tuần tới và chúng sẽ không đẹp đẽ gì, vì vậy hãy cẩn thận với Sterling.

 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm phát tại Tokyo hạ nhiệt nhưng vẫn vượt ngưỡng mục tiêu, BOJ đối mặt áp lực nâng lãi suất

Lạm phát tại Tokyo hạ nhiệt nhưng vẫn vượt ngưỡng mục tiêu, BOJ đối mặt áp lực nâng lãi suất

Lạm phát lõi ở Tokyo trong tháng 7 chậm lại còn 2.9%, chủ yếu do hiệu ứng cơ sở từ giá năng lượng năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Chỉ số giá dịch vụ và lạm phát thực phẩm tiếp tục tăng, phản ánh áp lực chi phí đang lan rộng. Trong bối cảnh thỏa thuận thương mại với Mỹ giúp giảm bớt bất ổn kinh tế, thị trường kỳ vọng BoJ có thể nâng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay, dù vẫn còn nhiều quan điểm thận trọng về thời điểm hành động.
Trung Quốc Tìm kiếm cứu cánh từ EU trước các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ và áp lực xuất khẩu gia tăng

Trung Quốc Tìm kiếm cứu cánh từ EU trước các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ và áp lực xuất khẩu gia tăng

Các cuộc đàm phán EU-Trung Quốc tại Bắc Kinh thu hút sự chú ý giữa bối cảnh thuế quan từ Mỹ đang làm suy yếu các kênh thương mại toàn cầu của Trung Quốc. Xuất khẩu Trung Quốc sang EU tăng 6,9% trong tháng 6, nhờ nhu cầu vững chắc từ Đức và Pháp, bất chấp hàng rào thuế quan. Các chỉ số Hang Seng và thị trường Trung Quốc đại lục tăng mạnh nhờ kỳ vọng thương mại và cam kết kích thích từ Bắc Kinh, vượt trội so với Nasdaq trong tháng 7.
Thị trường chứng khoán "phi mã" đến ngày 1/8 - Lạc quan và cẩn trọng với thỏa thuận thương mại Mỹ - EU
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường chứng khoán "phi mã" đến ngày 1/8 - Lạc quan và cẩn trọng với thỏa thuận thương mại Mỹ - EU

Tuyên bố từ Nhà Trắng: Các thông tin về thỏa thuận thương mại tiềm năng với EU chỉ là suy đoán, mọi cuộc thảo luận cần được hiểu như vậy. Thị trường đang xem nhẹ hoặc thậm chí gọi thẳng lời phủ nhận của Nhà Trắng là một chiêu đánh lạc hướng. Khi tuyên bố nói rằng “các báo cáo về thỏa thuận thương mại với EU chỉ là suy đoán”, giới giao dịch hiểu rằng: điều gì đó đang diễn ra, chỉ là chưa sẵn sàng để công bố. Tổng thống Trump vốn không hay để người khác giành phần công lao, đặc biệt là với các hãng truyền thông từng chỉ trích ông gay gắt. Ông thích là người trực tiếp cầm micro trên “Truth Social” khi bữa tiệc bắt đầu.
ECB sẽ giữ nguyên lãi suất khi xung đột thương mại che mờ triển vọng kinh tế

ECB sẽ giữ nguyên lãi suất khi xung đột thương mại che mờ triển vọng kinh tế

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được kỳ vọng sẽ tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi các rủi ro từ đề xuất thuế quan mới của Mỹ vẫn chưa ngã ngũ. Mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa EU, có thể cao hơn dự đoán ban đầu, đang làm gia tăng bất định về tăng trưởng và lạm phát trong khu vực. Trong khi kinh tế eurozone tiếp tục đối mặt với áp lực giảm phát, ECB dự kiến sẽ theo dõi sát diễn biến trước khi đưa ra các điều chỉnh chính sách tiếp theo.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ