Thước đo biến động của các đồng tiền mới nổi giảm mạnh

Thước đo biến động của các đồng tiền mới nổi giảm mạnh

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

12:01 20/06/2023

Các trader quyền chọn đã hạ kỳ vọng mức độ biến động của các đồng tiền thị trường mới nổi xuống mức trước khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Chỉ số Biến động Thị trường Mới nổi JPMorgan, một chỉ báo kỳ vọng biến động thị trường FX trong ba tháng tới, đã giảm xuống 8.86% vào thứ Sáu. Đây là lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, thước đo này đóng cửa dưới 9%, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021.

Lo ngại của giới trader về các đồng tiền thị trường mới nổi giảm xuống báo hiệu sự lạc quan về xu hướng giảm của USD trong năm nay. Sau khi Fed tạm dừng tăng lãi suất và cùng một số ngân hàng trung ương lớn, các nhà quản lý quỹ đang kỳ vọng chu kỳ thắt chặt toàn cầu đang dần đến hồi kết.

Theo Simon Harvey, trưởng bộ phận FX tại Monex Europe, "đây là dấu hiệu cho thấy lãi suất đang gần chạm tới đỉnh. “Với lãi suất cao như hiện nay và trong bối cảnh lạm phát suy yếu, khả năng lãi suất tăng nhiều hơn kỳ vọng hoặc nâng định giá đỉnh lãi suất là rất thấp. Biến động về lãi suất hạ nhiệt đang được phản ánh vào thị trường FX."

Dù 2023 được dự đoán là một năm có nhiều biến động, thực tế lại không như vậy. Biến động thực tế trong Chỉ số tiền tệ thị trường mới nổi MSCI đạt trung bình 3.3% trong 66 ngày (3 tháng giao dịch), giảm mạnh từ mức đỉnh 6.6% trong tháng 12. Mức giảm của biến động thực tế cũng là một yếu tố cải thiện tâm lý thị trường quyền chọn.

Yếu tố chính dẫn đến thay đổi này là USD đã giảm gần 2% trong năm nay khi thị trường trái phiếu định giá Fed dovish hơn. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 2 năm chỉ tăng 29bp dù Fed đã tăng lãi suất 75bp. Đà tăng đã chững lại trong tháng 6 khi các nhà hoạch định chính sách tạm dừng thắt chặt sau 10 lần tăng lãi suất liên tiếp từ tháng 3/2022.

Chỉ số tiền tệ thị trường mới nổi tăng 2% vào năm 2023, với tổng lãi suất carry khoảng 6%. Chỉ số giảm 0.3% vào thứ Hai nhưng vẫn đang tăng trong tháng.

Tuy nhiên, những rủi ro đối với triển vọng của chỉ số này trong phần còn lại của năm vẫn chưa biến mất. Fed đã báo hiệu rằng họ có thể tăng lãi suất thêm hai lần nữa trước khi kết thúc chu kỳ thắt chặt. Lạm phát vẫn khá cao ở một số nền kinh tế mới nổi. Và các kế hoạch kích thích của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến đồng nhân dân tệ, đồng tiền có trọng số lớn nhất trong chỉ số tiền tệ.

Tuy nhiên, thước đo biến động suy yếu cho thấy các trader đang tự tin các đồng tiền này sẽ khó bị bán tháo.

Guillaume Tresca, chiến lược gia về thị trường mới nổi toàn cầu tại Generali Investments cho biết: “giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) cho ta một tấm nệm rất êm nếu ngã. Điều đó giúp biến động tỷ giá duy trì ở mức thấp. Các đồng tiền thị trường mới nổi có lưu lượng giao dịch carry nhiều nhất trong năm nay chính là những tài sản có hiệu suất tốt nhất.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm phát tại Tokyo hạ nhiệt nhưng vẫn vượt ngưỡng mục tiêu, BOJ đối mặt áp lực nâng lãi suất

Lạm phát tại Tokyo hạ nhiệt nhưng vẫn vượt ngưỡng mục tiêu, BOJ đối mặt áp lực nâng lãi suất

Lạm phát lõi ở Tokyo trong tháng 7 chậm lại còn 2.9%, chủ yếu do hiệu ứng cơ sở từ giá năng lượng năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Chỉ số giá dịch vụ và lạm phát thực phẩm tiếp tục tăng, phản ánh áp lực chi phí đang lan rộng. Trong bối cảnh thỏa thuận thương mại với Mỹ giúp giảm bớt bất ổn kinh tế, thị trường kỳ vọng BoJ có thể nâng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay, dù vẫn còn nhiều quan điểm thận trọng về thời điểm hành động.
Trung Quốc Tìm kiếm cứu cánh từ EU trước các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ và áp lực xuất khẩu gia tăng

Trung Quốc Tìm kiếm cứu cánh từ EU trước các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ và áp lực xuất khẩu gia tăng

Các cuộc đàm phán EU-Trung Quốc tại Bắc Kinh thu hút sự chú ý giữa bối cảnh thuế quan từ Mỹ đang làm suy yếu các kênh thương mại toàn cầu của Trung Quốc. Xuất khẩu Trung Quốc sang EU tăng 6,9% trong tháng 6, nhờ nhu cầu vững chắc từ Đức và Pháp, bất chấp hàng rào thuế quan. Các chỉ số Hang Seng và thị trường Trung Quốc đại lục tăng mạnh nhờ kỳ vọng thương mại và cam kết kích thích từ Bắc Kinh, vượt trội so với Nasdaq trong tháng 7.
Thị trường chứng khoán "phi mã" đến ngày 1/8 - Lạc quan và cẩn trọng với thỏa thuận thương mại Mỹ - EU
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường chứng khoán "phi mã" đến ngày 1/8 - Lạc quan và cẩn trọng với thỏa thuận thương mại Mỹ - EU

Tuyên bố từ Nhà Trắng: Các thông tin về thỏa thuận thương mại tiềm năng với EU chỉ là suy đoán, mọi cuộc thảo luận cần được hiểu như vậy. Thị trường đang xem nhẹ hoặc thậm chí gọi thẳng lời phủ nhận của Nhà Trắng là một chiêu đánh lạc hướng. Khi tuyên bố nói rằng “các báo cáo về thỏa thuận thương mại với EU chỉ là suy đoán”, giới giao dịch hiểu rằng: điều gì đó đang diễn ra, chỉ là chưa sẵn sàng để công bố. Tổng thống Trump vốn không hay để người khác giành phần công lao, đặc biệt là với các hãng truyền thông từng chỉ trích ông gay gắt. Ông thích là người trực tiếp cầm micro trên “Truth Social” khi bữa tiệc bắt đầu.
ECB sẽ giữ nguyên lãi suất khi xung đột thương mại che mờ triển vọng kinh tế

ECB sẽ giữ nguyên lãi suất khi xung đột thương mại che mờ triển vọng kinh tế

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được kỳ vọng sẽ tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi các rủi ro từ đề xuất thuế quan mới của Mỹ vẫn chưa ngã ngũ. Mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa EU, có thể cao hơn dự đoán ban đầu, đang làm gia tăng bất định về tăng trưởng và lạm phát trong khu vực. Trong khi kinh tế eurozone tiếp tục đối mặt với áp lực giảm phát, ECB dự kiến sẽ theo dõi sát diễn biến trước khi đưa ra các điều chỉnh chính sách tiếp theo.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ