Tiền tệ châu Á lặng sóng; đồng USD giữ ở đáy 3 năm trước dữ liệu PCE

Tiền tệ châu Á lặng sóng; đồng USD giữ ở đáy 3 năm trước dữ liệu PCE

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

11:58 27/06/2025

Đồng tiền châu Á chủ yếu giao dịch trong biên độ hẹp vào thứ Sáu, sau khi tâm lý thị trường được cải thiện bởi việc hạ nhiệt căng thẳng Trung Đông. Đồng USD tiếp tục dao động quanh mức thấp nhất trong ba năm, khi thị trường chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ.

Tiền tệ châu Á đi ngang trong bối cảnh bất ổn về thuế thương mại

TWD là điểm sáng, tăng lên mức cao nhất hơn ba năm, nhờ đà suy yếu kéo dài của USD.

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran – do Washington làm trung gian – vẫn được duy trì tính đến sáng thứ Sáu, hỗ trợ đồng tiền châu Á hồi phục đầu tuần, dù đà tăng có phần hạ nhiệt vào cuối tuần.

Các đồng tiền khu vực phần lớn đi ngang khi nhà đầu tư theo dõi diễn biến xung quanh các thỏa thuận thương mại Mỹ – vốn đang tiến đến hạn chót ngày 9/7 do Tổng thống Trump đặt ra. Cho đến nay, chưa có thỏa thuận toàn diện nào được công bố, làm tăng nguy cơ Mỹ áp thuế mạnh lên các đối tác lớn.

Dù vậy, dựa trên các tiền lệ, ông Trump có thể sẽ gia hạn thời hạn trên thay vì thực hiện các đe dọa thuế quan ngay lập tức. Tuy nhiên, sự bất định này tiếp tục hạn chế khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư.

Bộ trưởng Lutnick xác nhận một thỏa thuận với Trung Quốc đã đạt được, dù chưa tiết lộ chi tiết cụ thể.

Cặp USDJPY gần như không đổi sau khi dữ liệu CPI Tokyo thấp hơn dự báo, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng tăng lãi suất của BOJ trong thời gian tới. Cặp USDCNY tăng 0.1%, tương tự USDSGD. Cặp AUDUSD và USDINR không biến động đáng kể. Cặp USDKRW giảm 0.2%.

Đồng USD giữ quanh đáy 3 năm giữa lo ngại về độc lập của Fed; dữ liệu PCE được chú ý

Chỉ số USD và các hợp đồng tương lai liên quan tăng nhẹ trong phiên giao dịch châu Á ngày thứ Sáu, phục hồi phần nào sau khi giảm sâu trong tuần qua.

Đồng USD chịu áp lực lớn bởi những lo ngại ngày càng tăng về tính độc lập của Cục Dự trữ Liên bang, đặc biệt trong bối cảnh Tổng thống Trump liên tục chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell và thúc ép ngân hàng trung ương phải nhanh chóng cắt giảm lãi suất.

Chủ tịch Powell vẫn giữ lập trường thận trọng và chưa phát tín hiệu cắt giảm, viện dẫn rủi ro từ tác động lạm phát của thuế quan. Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis, ông Neel Kashkari, cũng khẳng định lại quan điểm này trong phát biểu tối thứ Năm.

Thị trường hiện đang hướng sự chú ý hoàn toàn vào dữ liệu Chỉ số Giá Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Fed – sẽ được công bố cuối ngày. Dự kiến, dữ liệu này sẽ cho thấy mức tăng nhẹ của lạm phát, trong khi chỉ số PCE lõi có khả năng vẫn duy trì trên mục tiêu 2% hằng năm của Fed.

Investing

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

USD/CHF dao động gần ngưỡng 0.80000 khi chính sách tiền tệ SNB và Fed tiếp tục phân hóa

USD/CHF dao động gần ngưỡng 0.80000 khi chính sách tiền tệ SNB và Fed tiếp tục phân hóa

Dù các ý kiến về lạm phát còn chia rẽ, không thể phủ nhận sự vững chắc của thị trường lao động Mỹ, đặc biệt sau báo cáo NFP gần đây vượt kỳ vọng. Điều này giúp củng cố lập trường chính sách tiền tệ hiện tại của Fed, phù hợp với mục tiêu kép: ổn định lạm phát và tối đa hóa việc làm.
Lạm phát Anh vượt dự báo, GBP phản ứng tích cực

Lạm phát Anh vượt dự báo, GBP phản ứng tích cực

Ngân hàng Anh có một vấn đề mới cần giải quyết khi lạm phát tổng thể tăng lên 3.6%, mức cao nhất trong hơn một năm. Con số này cao hơn mức 3.4% mà các nhà kinh tế dự kiến theo khảo sát của Reuters.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ