
Tuần qua là một tuần giằng co đối với đồng USD, duy trì được sức mạnh trong bối cảnh các mối đe dọa thuế quan, dữ liệu lạm phát và những biến động chính trị từ Nhà Trắng chi phối thị trường. Đầu tuần, đồng USD giữ vững vị thế khi Tổng thống Trump đe dọa áp thuế 30% lên EU và Mexico, khiến các nhà đầu tư lo lắng. Đà tăng của đồng bạc xanh được củng cố vào giữa tuần sau khi dữ liệu lạm phát (CPI) tháng 6 của Mỹ tăng nhẹ, củng cố lập trường kiên nhẫn của Fed. Tuy nhiên, thị trường đã trải qua một phiên biến động mạnh khi xuất hiện thông tin Tổng thống Trump đang xem xét sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, khiến đồng USD lao dốc tạm thời. Sau khi Trump bác bỏ thông tin này, đồng USD đã phục hồi trở lại, và tiếp tục được hỗ trợ vào cuối tuần bởi dữ liệu doanh số bán lẻ và đơn xin trợ cấp thất nghiệp tích cực hơn dự kiến. Dù vậy, dữ liệu lạm phát sản xuất (PPI) yếu hơn kỳ vọng và những lo ngại dai dẳng về sự độc lập của Fed vẫn là những yếu tố kìm hãm đà tăng của đồng bạc xanh.
Các dữ liệu và sự kiện quốc tế khác cũng đáng chú ý. Đồng EUR chạm mức đáy gần ba tuần và đồng GBP suy yếu sau những bình luận thận trọng của Thống đốc Ngân hàng Anh. Trong khi đó, tại Nhật Bản, các cuộc thăm dò cho thấy liên minh cầm quyền có nguy cơ mất đa số ghế, gây áp lực lên đồng JPY. Mùa báo cáo lợi nhuận tại Mỹ chính thức khởi động với kết quả trái chiều từ các ngân hàng lớn như JPMorgan, Citigroup và Wells Fargo.
Weekly performance:
- Chỉ số DXY: +0.61%
- EURUSD: -0.54%
- GBPUSD: -0.56%
- USDJPY: +0.94%
- USDCHF: +0.65%
- USDCAD: +0.25%
- AUDUSD: -1.03%
- NZDUSD: -0.80%
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, các chỉ số chính ghi nhận một tuần tăng điểm nhẹ sau những phiên giao dịch đầy biến động. Thị trường khởi đầu tuần một cách thận trọng trước các mối đe dọa thuế quan và mùa báo cáo lợi nhuận. Tâm lý trở nên tiêu cực hơn sau báo cáo kết quả kinh doanh trái chiều của các ngân hàng và dữ liệu lạm phát. Tuy nhiên, thị trường đã đảo chiều tích cực vào nửa cuối tuần nhờ những thông tin tích cực từ báo cáo lợi nhuận của các công ty công nghệ như TSMC, PepsiCo và dữ liệu kinh tế mạnh mẽ, giúp cả S&P 500 và Nasdaq tiếp tục vượt đỉnh lịch sử.
- Dow Jones +0.27%
- S&P 500 -0.07%
- Nasdaq Composite +1.51%
Giá dầu thô giảm trong tuần qua do lo ngại về chính sách thương mại và tác động kinh tế, dù được hỗ trợ phần nào vào cuối tuần bởi rủi ro địa chính trị gia tăng ở Trung Đông. Giá vàng biến động mạnh, giảm trong phần lớn thời gian giao dịch do đồng USD mạnh lên nhưng có một phiên tăng vọt khi có tin đồn về việc sa thải Chủ tịch Fed, trước khi thu hẹp đà tăng. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ có xu hướng tăng trong tuần, chạm mức cao nhất trong hơn một tháng sau dữ liệu lạm phát và bán lẻ, phản ánh kỳ vọng Fed sẽ duy trì lập trường kiên nhẫn. Dữ liệu cho quan trọng trong tuần tới là PMI của các nước EU và Mỹ, quyết định lãi suất của ECB
DIễn biến các đồng tiền chính nửa đầu năm 2025 và triển vọng:
Đồng USD: Đồng USD đã mất giá khoảng 10% kể từ đầu năm 2025 đến nay.và đã chạm đáy 3 năm qua. Sự suy yếu của USD chủ yếu do:
- Niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế Mỹ suy giảm,
- Dòng vốn chạy khỏi khỏi tài sản Mỹ
- Những nghi vấn về tính độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
- Fed được kỳ vọng sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa trong năm nay
- Triển vọng của cặp tiền vẫn tương đối tiêu cực trong năm 2025. Sự suy yếu của "chủ nghĩa ngoại lệ" của Hoa Kỳ và rủi ro ngày càng tăng về sự xấu đi của triển vọng kinh tế đang hạn chế nhu cầu đối với các tài sản của Hoa Kỳ. Chênh lệch lãi suất cũng không hỗ trợ cho đồng USD.
Đồng EUR: Đã cho thấy hiệu suất vượt trội so với USD, tăng gần 13% trong nửa đầu năm 2025:
- Việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất lần thứ tám vào tháng 6 (lần đầu tiên lạm phát giảm dưới mục tiêu 2% kể từ tháng 9) cho thấy ECB đang tiến gần đến cuối chu kỳ nới lỏng tiền tệ của mình, điều này có thể tạo động lực tích cực cho Euro.
- Với niềm tin vào tài sản Mỹ suy giảm, Euro, là đồng tiền dự trữ toàn cầu lớn thứ hai, đã thu hút đáng kể dòng vốn. Ngoài ra, tình hình chính trị kinh tế tại khu vực tương đối ổn định so với Mỹ.
Đồng JPY: Mở đầu năm mạnh mẽ nhưng đã mất giá so với USD trong những tuần gần đây. Tuy vậy USD/JPY giảm 5% so với đầu năm:
- Việc lạm phát của Nhật Bản tiếp tục tăng và kỳ vọng NHTW sẽ tăng lãi suất đã hỗ trợ cho đà tăng của đồng tiền này
- Trong ngắn hạn, dự kiến đồng JPY sẽ vẫn yếu do khả năng BoJ vẫn trì hoãn việc tăng lãi suất. Tuy nhiên, với nhiều khả năng BoJ sẽ tăng lãi suất vào tháng 10 và đồng JPY sẽ tăng giá dần dần. Đồng JPY cũng sẽ hưởng lợi từ việc dòng vốn trong nước hồi hương và tái phân bổ vốn khỏi tài sản Mỹ, khi các nhà đầu tư Nhật Bản bắt đầu giảm nắm giữ tài sản nước ngoài.
Đồng AUD: Được hưởng lợi khi tăng 5.8% với đồng USD kể từ đầu năm:
- Đồng AUD tăng giá nhờ các quyết định tăng lãi suất cho thấy RBA vẫn tập trung vào việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu, trong khi tăng trưởng trong nước và thị trường lao động vẫn khỏe mạnh.
- Các tin tức tích cực gần đây xoay quanh vấn đề thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc đã hỗ trợ cho đồng AUD, vì nền kinh tế Úc rất nhạy cảm với ngành sản xuất của Trung Quốc.
- Dự báo các yếu tố bên ngoài, như khẩu vị rủi ro toàn cầu, quan hệ thương mại Mỹ-Trung và tăng trưởng của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến đồng AUD nhiều hơn là các yếu tố cơ bản trong nước. Ngay cả khi Úc bị áp thuế 10% vào tháng 4, nước này cũng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi thuế quan trực tiếp do mức độ giao thương thấp với Mỹ.