Tổng hợp thị trường phiên London

Tổng hợp thị trường phiên London

10:00 14/11/2019

forex, gold, DXY

- Đồng đô la Úc giảm so với tất cả các cặp chính khác sau dữ liệu việc làm tệ và các báo cáo kinh tế đáng thất vọng của Trung Quốc. Đồng NZD cũng suy yếu sau khi Phó Thống đốc RBNZ Geoff Bascand phát biểu rằng ngân hàng trung ương nước này có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng Hai tới.
Các dữ liệu công bố hôm nay
• GDP Đức - vừa công bố tăng 0.1% so với quý trước (tích cực hơn dự báo giảm 0.1%), giảm bớt lo ngại suy thoái tại nền kinh tế lớn nhất châu âu.
• Doanh số bán lẻ của UK
• Báo cáo việc làm và GDP Eurozone.
• Các phát biểu của thành viên ECB Lane, Knot, Guindos.

GIAO DỊCH QUA ĐÊM PHIÊN LONDON
• AUD/USD trượt giảm 0.6%, xuyên mức thấp của ngày 25/10 tại 0.6809. NZD/USD giảm khi các quỹ đầu cơ Short đồng này sau phát biểu của Bascand và số liệu xấu của Trung Quốc.
• Dollar Index (DXY) duy trì ổn định quanh 98.3 sau các bình luận có phần “diều hâu” (hawkish) từ Chủ tịch Fed Powell tại phiên điều trần và Chủ tịch Fed Philadelphia Harker. GBP/ USD đi ngang trước dữ liệu bán lẻ của U.K được công bố, trước đó Cable giảm hôm qua khi CPI và PPI của Anh công bố khá thất vọng. EUR/USD phục hồi nhẹ lên 1.101 phiên London khi số liệu Đức và Pháp tốt hơn dự báo.

TIN TỨC TRỌNG TÂM

• CPI tháng 10 của Mỹ tăng 1.8% so với cùng kỳ năm ngoái, tốt hơn dự báo trong khi CPI lõi tăng 2.3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn dự báo.

• Nền kinh tế Trung Quốc chậm lại trong tháng 10, báo hiệu chính sách kích thích kinh tế chưa thể tăng sản lượng và cải thiện hoạt động đầu tư trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang diễn ra với Mỹ và nhu cầu trong nội địa suy giảm

• Powell cho rằng chính sách tiền tệ hiện tại là hoàn toàn phù hợp chừng nào nền kinh tế tiếp tục duy trì 1 mức tăng trưởng hợp lí. Powell vẫn tỏ ra khá lạc quan về triền vọng của nền kinh tế, khi chia sẻ rằng ông và các cộng sự vẫn nhìn thấy 1 sự tăng trưởng ổn định của các hoạt động kinh tế, được hỗ trợ bởi thị trường việc làm vững mạnh và lạm phát hoàn toàn có thể đạt mức mục tiêu 2%. Dù vậy, Powell vẫn nhấn mạnh rằng chính sách tiền tệ của FED hoàn toàn không cố định và sẽ thay đổi phù hợp với các diễn biến mới của tình hình kinh tế.

• “Chúng ta nên giữ ổn định trong một thời gian và xem mọi thứ diễn ra như thế nào trước khi thực hiện thêm bất kỳ hành động nào", Chủ tịch Fed Bank of Philadelphia Patrick Harker nói.

• Nền kinh tế Nhật Bản chậm lại trong quý thứ ba do hoạt động xuất khẩu giảm và việc gia tăng mua sắm rầm rộ trước khi tăng thuế doanh thu làm giảm hàng tồn kho.

• Hồng Kông cho biết tất cả các trường học có thể sẽ bị đóng cửa trong ngày Chủ nhật do ngày thứ tư liên tiếp chìm trong hỗn loạn và chứng kiến hoạt động tàu điện ngầm thành phố bị ngưng trệ một phần và người biểu tình tiếp tục chặn đường.

• Global Times dẫn nguồn tin giấu tên cho biết các quan chức Hongkong cân nhắc lệnh giới nghiêm vào cuối tuần tại nước này, tuy nhiên sau đó đã xoá đi dòng tweet này.

• Dầu tăng ngày thứ hai sau khi báo cáo ngành công nghiệp chỉ ra sự sụt giảm hàng tồn kho của Hoa Kỳ, trong khi OPEC cho biết họ thấy tiềm năng cắt giảm sản lượng dầu thô trong năm tới từ các nước ngoài nhóm.

• Vàng phục hồi sau 1 tuần bị bán tháo khi thị trường thể hiện sự thận trọng trong diễn biến Trade Talks khi đêm qua WSJ mới tiết lộ một số thông tin bất lợi. Trong khi tổng thống Trump cho biết Trung Quốc đã đồng ý mua lượng hàng 50 tỷ đô nông sản Mỹ 1 năm thì Trung Quốc lại cố tình cài cắm ngôn từ văn bản mang tính “xảo quyệt” trong thoả thuận tiềm năng hiện tại, và có thể rút lại việc thu mua nông sản trong trường hợp mọi chuyện xấu đi. Trong khi đó, nắm giữ vàng của ETF giảm 6 phiên liên tục (bán ròng 1.166 triệu oz)

QUAN ĐIỂM
• UOB Singapore khuyến nghị Short NZD dưới 0.645.
• Dữ liệu việc làm yếu kém của Úc có thể
chưa khiến Ngân hàng Trung ương nước này phải cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 12, theo Josh Williamson, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Citigroup ở Sydney

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định Nikkei 225: Khởi đầu xu hướng tăng trung hạn mới trong bối cảnh lợi suất JGB tăng cao

Nhận định Nikkei 225: Khởi đầu xu hướng tăng trung hạn mới trong bối cảnh lợi suất JGB tăng cao

Chỉ số Nikkei 225 đã phục hồi mạnh mẽ, tăng 34% từ tháng 4 đến tháng 6, dẫn đầu khu vực châu Á nhờ tâm lý tích cực hậu thuế quan và dữ liệu kinh tế khả quan. Mặc dù lợi suất JGB tăng mạnh gây điều chỉnh ngắn hạn, triển vọng trung hạn vẫn tích cực nhờ nền tảng vĩ mô cải thiện, thu nhập doanh nghiệp tăng trưởng và tín hiệu kỹ thuật xác nhận xu hướng tăng. Nikkei 225 đang hướng tới các vùng kháng cự 40,620 và 42,500, trừ khi phá vỡ vùng hỗ trợ quan trọng 38,730.
Tin tức chỉ số DAX: Tín hiệu phục hồi khi kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - EU được cải thiện

Tin tức chỉ số DAX: Tín hiệu phục hồi khi kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - EU được cải thiện

DAX tăng mạnh 1.51% vào ngày 17/7, chấm dứt chuỗi năm phiên giảm liên tiếp nhờ tâm lý lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ - EU. Giá sản xuất tại Đức được dự báo giảm 1.3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng kỳ vọng lạm phát giảm tốc và lập trường nới lỏng từ ECB. Triển vọng DAX phụ thuộc vào tiến trình đàm phán thương mại Mỹ - EU, định hướng chính sách ECB và xu hướng niềm tin người tiêu dùng Mỹ.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua hướng mục tiêu 25,000 khi dữ liệu Mỹ tích cực và Bắc Kinh cam kết kích thích

Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua hướng mục tiêu 25,000 khi dữ liệu Mỹ tích cực và Bắc Kinh cam kết kích thích

Chỉ số Hang Seng bật tăng nhờ doanh số bán lẻ và đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tích cực, giúp xoa dịu lo ngại suy thoái và hỗ trợ tâm lý thị trường. Các cổ phiếu công nghệ như Alibaba và Baidu dẫn dắt đà tăng, đưa chỉ số Hang Seng TECH tăng 1.29%, thúc đẩy xu hướng tích cực toàn ngành. Trung Quốc cam kết thêm các biện pháp kích thích để thúc đẩy nhu cầu trong nước và cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp, củng cố triển vọng thị trường chứng khoán.
Tin tức chỉ số DAX: Hy vọng về các thỏa thuận thương mại và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất nâng đỡ chỉ số DAX

Tin tức chỉ số DAX: Hy vọng về các thỏa thuận thương mại và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất nâng đỡ chỉ số DAX

Chỉ số DAX tăng 0.90% lên 24,227 khi thỏa thuận khí đốt tự nhiên Mỹ-EU làm dấy lên kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại xuyên Đại Tây Dương rộng lớn hơn. Mức thuế 30% từ Mỹ áp lên hàng hóa EU vẫn là nguy cơ treo lơ lửng, khiến tiến triển của các cuộc đàm phán thương mại trở thành yếu tố then chốt để giảm thiểu rủi ro leo thang. Triển vọng của DAX sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ dữ liệu doanh số bán lẻ, đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ và tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-EU.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua nhắm mục tiêu 25,000 nhờ kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và triển vọng thỏa thuận thương mại

Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua nhắm mục tiêu 25,000 nhờ kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và triển vọng thỏa thuận thương mại

Chỉ số Hang Seng duy trì quanh mức 24.500, được hỗ trợ bởi tín hiệu giảm căng thẳng thương mại Mỹ-Trung trước các dữ liệu kinh tế quan trọng. Hoạt động chốt lời và biến động trong lĩnh vực công nghệ hạn chế đà tăng, dù có kỳ vọng về gói kích thích kinh tế từ Bắc Kinh và khả năng Fed cắt giảm lãi suất. Cổ phiếu xe điện như Geely và Li Auto vượt trội, bù đắp cho những tổn thất trong ngành bất động sản Trung Quốc.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà tăng kéo dài nhờ nới lỏng hạn chế công nghệ Mỹ, mục tiêu nằm tại ngưỡng 25,000

Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà tăng kéo dài nhờ nới lỏng hạn chế công nghệ Mỹ, mục tiêu nằm tại ngưỡng 25,000

Cổ phiếu công nghệ và xe điện (EV) dẫn dắt đà tăng của Chỉ số Hang Seng, được hỗ trợ bởi sự nới lỏng hạn chế xuất khẩu công nghệ từ Mỹ. Cổ phiếu NVIDIA và AMD tăng mạnh nhờ kỳ vọng nối lại xuất khẩu, thúc đẩy tâm lý tích cực trên các cổ phiếu công nghệ niêm yết tại Hồng Kông. Sự hợp tác giữa Baidu và Uber trong dự án robotaxi toàn cầu nâng giá cổ phiếu Baidu, góp phần đẩy Chỉ số Hang Seng TECH tăng trưởng.
Tin tức chỉ số DAX: Rủi ro điều chỉnh khi thuế uqan và lạm phát Mỹ đe dọa đà phục hồi

Tin tức chỉ số DAX: Rủi ro điều chỉnh khi thuế uqan và lạm phát Mỹ đe dọa đà phục hồi

DAX phục hồi khi kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ-EU nâng cao tâm lý thị trường, bất chấp các nguy cơ leo thang thuế quan từ cả hai phía. Dữ liệu lạm phát Mỹ được dự báo tăng, với CPI lõi có thể đạt 3%, làm gia tăng khả năng trì hoãn chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed. Chỉ số DAX có thể đối mặt với rủi ro điều chỉnh nếu lạm phát Mỹ vượt kỳ vọng và các ngân hàng trung ương giữ quan điểm diều hâu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ