Top 5 sự kiện quan trọng trên thị trường ngày 13/08: Đà tăng của Vàng hồi phục, và tiếp theo sẽ là gì?

Top 5 sự kiện quan trọng trên thị trường ngày 13/08: Đà tăng của Vàng hồi phục, và tiếp theo sẽ là gì?

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

11:04 13/08/2020

Thị trường trị giá 44 tỷ USD của Apple tại Trung Quốc đang bị đe dọa. Tencent đối mặt với áp lực nặng nề từ các nhà đầu tư. Vàng tăng giá trở lại.

Dưới đây là top 5 sự kiện có thể sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường hôm nay.

Một nguồn lợi khổng lồ của Apple đang bị đe dọa

Thị trường 44 tỷ USD của Apple tại Trung Quốc đang bị đe dọa sau khi tổng thống Donald Trump cấm các công ty tại Hoa Kỳ làm ăn với WeChat, siêu ứng dụng đã trở thành một phần không thể thiếu tại nước này. Dự kiến sẽ có hiệu lực trong vòng 5 tuần, lệnh cấm này có thể sẽ biến iPhone thành những chiếc “thùng rác điện tử” đắt tiền, theo ví von của ông Kenny Ou, một cư dân Hồng Kông. Nhà phân tích Kuo Ming-chi tại TF International Securities ước tính nếu Apple bắt buộc phải xóa WeChat trên kho ứng dụng toàn cầu của mình, lượng iPhone bán ra hàng năm có nguy cơ sụt giảm 25% tới 30%. Nhưng, sụt giảm nhu cầu không phải là mối lo ngại duy nhất: Một nhà cung cấp chủ chốt của Apple và hàng tá các ông lớn công nghệ khác đang có kế hoạch chia cắt chuỗi cung ứng giữa thị trường Trung Quốc và Mỹ, tuyên bố rằng khoảng thời gian hoạt động trên cương vị “nhà xưởng toàn cầu” của Trung Quốc đã chấm dứt do chiến tranh thương mại. Trong khi đó, khi các đàm phán Mỹ - Trung có thể sẽ thảo luận về tiến độ của thỏa thuận thương mại, Bắc Kinh sẽ thúc đẩy mở rộng chương trình nghị sự, bao gồm cả hành động xử lý thẳng tay của Washington với TikTok và WeChat.

Sắc xanh bao phủ thị trường

Chứng khoán châu Á tăng điểm đầu ngày hôm nay sau khi các công ty cùng ngành tại Hoa Kỳ tiếp tục vượt đỉnh, dẫn đầu là đà tăng mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu ngành công nghệ. Đồng Đôla Mỹ suy yếu, lợi suất kho bạc tăng lên mức cao nhất trong vòng năm tuần. Thị trường tương lại tại Nhật Bản, Hồng Kông và Australia đều tăng điểm. Chỉ số S&P 500 trước đó đã tăng 1.4%, chạm đỉnh cao nhất tháng Hai vừa rồi và tăng hơn 50% kể từ “đáy” tạo hồi tháng Ba. Chỉ số Nasdaq Composite tiếp tục duy trì sắc xanh khi cổ phiếu Apple, Microsoft và Tesla tăng vọt. Lợi suất trái phiếu kho bạc giảm so với mức cao nhất trong phiên khi nhu cầu tăng cao sau động thái bán ra 38 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm của chính phủ. Vàng dao động nhẹ.

Trong một diễn biến khác, giá dầu tăng sau khi lượng dầu dự trữ của Mỹ giảm hơn 4 triệu thùng trong tuần trước và các nhà máy lọc dầu đã tăng tốc độ làm việc đáng kể.

Vấn đề nan giải của Tencents

Gặp nhiều rắc rối sau lệnh cấm WeChat của ông Trump, Tencent đã cố gắng trấn các nhà đầu tư rằng hành động đó chỉ tác động với dịch vụ nhắn tin tại nước ngoài, do đó sẽ không tác động nhiều tới hoạt động kinh doanh tổng thể. Trong suốt cuộc họp sau khi công bố báo cáo thu nhập, giám đốc điều hành liên tục nhấn mạnh về sự khác biệt giữ WeChat, ứng dụng được sử dụng bên ngoài Trung Quốc và Weixin, một dịch vụ tương tự tại thị trường nội địa.

Giá cổ phiếu của công ty đã bị ảnh hưởng sau khi lệnh hành pháp của Trump được công bố vào tuần trước. Doanh thu của Tencent tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng hai năm và báo cáo lợi nhuận đánh bại những kỳ vọng tích cực nhất của các nhà phân tích. Doanh thu tăng 29% lên mức 114.9 tỷ NDT (khoảng 16.5 tỷ USD) trong quý II, trong khi đó thu nhập ròng tăng lên 33.1 tỷ NDT.

Trung Quốc thay đổi chiến lược phát triển

Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trị giá 9.5 nghìn tỷ USD đang cố gắng tìm ra cổ phiếu dẫn đầu sau “câu thần chú” kinh tế mới của ông Tập: “Lưu thông kép”. Ý tưởng đằng sau chính sách này là tăng cường sức mạnh kinh tế trong nước nhằm đối mặt với sự gia tăng của các rủi ro bên ngoài, đồng thời duy trì sự tham gia sâu rộng của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vậy, nó sẽ như thế nào?

“Các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ hình dung mô hình tăng trưởng của Trung Quốc trong tương lai ít có sự tương đồng với Nhật Bản và Hàn Quốc mà lại thiên hướng giống Hoa Kỳ nhiều hơn”, Yi Xiong, nhà kinh tế tưởng về Trung Quốc tại Deutsche Bank tại Hồng Kông cho biết. “Sở thích của người tiêu dùng trong nước sẽ trở nên quan trọng hơn so với quốc tế trong việc định hình lại các quyết định hoạt động của công ty”. Cổ phiếu ngành quốc phòng, tiêu dùng và vệ tinh gần đây đều cho dấu hiệu tích cực.

Vàng phục hồi mạnh mẽ

Giá Vàng tăng trở lại trong phiên giao dịch hôm qua. Một loạt những biến động dữ dội đã kéo kim loại này lập đỉnh vào thứ Sáu tuần trước trước khi lao dốc xuống dưới mức $1,900/oz.

Đà tăng của Vàng đột ngột dừng lại hôm thứ Ba sau mức tăng hơn 30% trong năm nay khi việc lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ tăng vọt và lợi suất thực không tiếp tục giảm sâu.

Thước đo cho độ biến động của giá Vàng trong tháng vừa rồi đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng Tư, chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm và chỉ số S&P 500 tiệm cận đỉnh cao nhất mọi thời đại đã hạn chế đà tăng của Vàng miếng.

Theo ngân hàng Commerzbank, bất chấp những biến động thất thường gần đây, Vàng vẫn là một trong những kim loại hoạt động tốt nhất trong năm 2020, nhưng có thể nó sẽ cần thời gian để lấy lại động lực khi các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại về xu hướng của Vàng.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định Nikkei 225: Khởi đầu xu hướng tăng trung hạn mới trong bối cảnh lợi suất JGB tăng cao

Nhận định Nikkei 225: Khởi đầu xu hướng tăng trung hạn mới trong bối cảnh lợi suất JGB tăng cao

Chỉ số Nikkei 225 đã phục hồi mạnh mẽ, tăng 34% từ tháng 4 đến tháng 6, dẫn đầu khu vực châu Á nhờ tâm lý tích cực hậu thuế quan và dữ liệu kinh tế khả quan. Mặc dù lợi suất JGB tăng mạnh gây điều chỉnh ngắn hạn, triển vọng trung hạn vẫn tích cực nhờ nền tảng vĩ mô cải thiện, thu nhập doanh nghiệp tăng trưởng và tín hiệu kỹ thuật xác nhận xu hướng tăng. Nikkei 225 đang hướng tới các vùng kháng cự 40,620 và 42,500, trừ khi phá vỡ vùng hỗ trợ quan trọng 38,730.
Tin tức chỉ số DAX: Tín hiệu phục hồi khi kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - EU được cải thiện

Tin tức chỉ số DAX: Tín hiệu phục hồi khi kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - EU được cải thiện

DAX tăng mạnh 1.51% vào ngày 17/7, chấm dứt chuỗi năm phiên giảm liên tiếp nhờ tâm lý lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ - EU. Giá sản xuất tại Đức được dự báo giảm 1.3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng kỳ vọng lạm phát giảm tốc và lập trường nới lỏng từ ECB. Triển vọng DAX phụ thuộc vào tiến trình đàm phán thương mại Mỹ - EU, định hướng chính sách ECB và xu hướng niềm tin người tiêu dùng Mỹ.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua hướng mục tiêu 25,000 khi dữ liệu Mỹ tích cực và Bắc Kinh cam kết kích thích

Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua hướng mục tiêu 25,000 khi dữ liệu Mỹ tích cực và Bắc Kinh cam kết kích thích

Chỉ số Hang Seng bật tăng nhờ doanh số bán lẻ và đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tích cực, giúp xoa dịu lo ngại suy thoái và hỗ trợ tâm lý thị trường. Các cổ phiếu công nghệ như Alibaba và Baidu dẫn dắt đà tăng, đưa chỉ số Hang Seng TECH tăng 1.29%, thúc đẩy xu hướng tích cực toàn ngành. Trung Quốc cam kết thêm các biện pháp kích thích để thúc đẩy nhu cầu trong nước và cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp, củng cố triển vọng thị trường chứng khoán.
Tin tức chỉ số DAX: Hy vọng về các thỏa thuận thương mại và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất nâng đỡ chỉ số DAX

Tin tức chỉ số DAX: Hy vọng về các thỏa thuận thương mại và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất nâng đỡ chỉ số DAX

Chỉ số DAX tăng 0.90% lên 24,227 khi thỏa thuận khí đốt tự nhiên Mỹ-EU làm dấy lên kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại xuyên Đại Tây Dương rộng lớn hơn. Mức thuế 30% từ Mỹ áp lên hàng hóa EU vẫn là nguy cơ treo lơ lửng, khiến tiến triển của các cuộc đàm phán thương mại trở thành yếu tố then chốt để giảm thiểu rủi ro leo thang. Triển vọng của DAX sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ dữ liệu doanh số bán lẻ, đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ và tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-EU.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua nhắm mục tiêu 25,000 nhờ kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và triển vọng thỏa thuận thương mại

Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua nhắm mục tiêu 25,000 nhờ kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và triển vọng thỏa thuận thương mại

Chỉ số Hang Seng duy trì quanh mức 24.500, được hỗ trợ bởi tín hiệu giảm căng thẳng thương mại Mỹ-Trung trước các dữ liệu kinh tế quan trọng. Hoạt động chốt lời và biến động trong lĩnh vực công nghệ hạn chế đà tăng, dù có kỳ vọng về gói kích thích kinh tế từ Bắc Kinh và khả năng Fed cắt giảm lãi suất. Cổ phiếu xe điện như Geely và Li Auto vượt trội, bù đắp cho những tổn thất trong ngành bất động sản Trung Quốc.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà tăng kéo dài nhờ nới lỏng hạn chế công nghệ Mỹ, mục tiêu nằm tại ngưỡng 25,000

Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà tăng kéo dài nhờ nới lỏng hạn chế công nghệ Mỹ, mục tiêu nằm tại ngưỡng 25,000

Cổ phiếu công nghệ và xe điện (EV) dẫn dắt đà tăng của Chỉ số Hang Seng, được hỗ trợ bởi sự nới lỏng hạn chế xuất khẩu công nghệ từ Mỹ. Cổ phiếu NVIDIA và AMD tăng mạnh nhờ kỳ vọng nối lại xuất khẩu, thúc đẩy tâm lý tích cực trên các cổ phiếu công nghệ niêm yết tại Hồng Kông. Sự hợp tác giữa Baidu và Uber trong dự án robotaxi toàn cầu nâng giá cổ phiếu Baidu, góp phần đẩy Chỉ số Hang Seng TECH tăng trưởng.
Tin tức chỉ số DAX: Rủi ro điều chỉnh khi thuế uqan và lạm phát Mỹ đe dọa đà phục hồi

Tin tức chỉ số DAX: Rủi ro điều chỉnh khi thuế uqan và lạm phát Mỹ đe dọa đà phục hồi

DAX phục hồi khi kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ-EU nâng cao tâm lý thị trường, bất chấp các nguy cơ leo thang thuế quan từ cả hai phía. Dữ liệu lạm phát Mỹ được dự báo tăng, với CPI lõi có thể đạt 3%, làm gia tăng khả năng trì hoãn chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed. Chỉ số DAX có thể đối mặt với rủi ro điều chỉnh nếu lạm phát Mỹ vượt kỳ vọng và các ngân hàng trung ương giữ quan điểm diều hâu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ