Top 5 sự kiện quan trọng trên thị trường ngày 14/08: Apple vướng kiện, Huawei gặp rắc rối và còn nhiều hơn thế

Top 5 sự kiện quan trọng trên thị trường ngày 14/08: Apple vướng kiện, Huawei gặp rắc rối và còn nhiều hơn thế

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

11:13 14/08/2020

Ấn Độ quyết định cấm Huawei khỏi hệ thống 5G quốc gia. Apple đối mặt với khởi kiện do việc loại bỏ Fortnite ra khỏi kho ứng dụng App Store. Nền kinh tế nhật bản đang chứng kiến nhịp suy giảm kỷ lục.

Dưới đây là top năm sự kiện có thể sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường hôm nay:

5G sụp đổ

HuaweiZTE của Trung Quốc sẽ nằm ngoài kế hoạch phát triển hệ thống mạng 5G của Ấn Độ khi mối quan hệ giữa hai nước chìm xuống đáy thấp nhất trong vòng bốn thập kỷ qua sau các cuộc đụng độ biên giới có thiệt hại về người. Những người đã quen với vấn đề này cho biết, quốc gia Nam Á này sẽ áp dụng các quy tắc đầu tư mới được sửa đổi gần đây với lý do lo ngại về an ninh quốc gia trong việc hạn chế đấu thầy từ một số nước láng giềng. Trong năm sau, Bộ Truyền thông sẽ khởi động lại các cuộc thảo luận đang chờ được phê duyệt về vấn đề thử nghiệm 5G đã bị trừ hoãn từ lâu của các công ty tư nhân bao gồm Bharti Airtel, Reliance Jio và Vodafone. Quyết định của Ấn Độ khá tương đồng với Hoa Kỳ, Anh và Australia, những nước đã "cảnh báo" về mối liên hệ giữa HuaweiZTE với chính phủ Trung Quốc.

Thị trường “lặng sóng”

Thị trường chứng khoán châu Á có khởi đầu không mấy khởi sắc đầu ngày hôm nay sau một phiên giao dịch New York tương đối mờ nhạt. Các nhà đầu tư đang xem xét thận trọng về sự bế tắc trong các cuộc đàm phán kích thích và phân tích các dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế. Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng lên mức cao nhất trong vòng tám tuần sau khi chính phủ bán ra lượng trái phiếu kỳ hạn 30 năm kỷ lục. Các hợp đồng tương lai của Nhật Bản, Australia và Hồng Kông dao động nhẹ. Chỉ số S&P 500 đi ngang, Nasdaq Composite đóng cửa tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch thấp hơn khoảng 20% so với mức trung bình 30 ngày. Vàng quay trở lại đà tăng và USD mất giá so với các đồng tiền khác.

Giá dầu giảm mạnh nhất trong gần một tuần qua khi các nhà đầu tư lo ngại về dự báo nhu cầu giảm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế dựa trên sự hồi phục chậm chạp của ngành vận tải hàng không.

Cuộc chiến với Fortnite

Apple đã bỏ Fortnite khỏi kho ứng dụng toàn cầu App Store vào hôm qua. Ngay sau đó, nhà phát triển ứng dụng, Epic Games, đã khởi kiện hành động này. Động thái này làm gia tăng thêm căng thẳng giữa hai công ty vốn đã tồn tại nhiều tuần nay. Nguyên nhân do đâu ư?

Apple yêu cầu các ứng dụng có thanh toán in-app phải sử dụng cổng thanh toán thông qua Apple, và thu phí chiết khấu 30% doanh thu và tương tự như kho ứng dụng Google Play. Sáng hôm qua, Epic Games thông báo với khách hàng họ sẽ bắt đầu cung cấp công cụ thanh toán trực tiếp miễn phí cả trên kho ứng dụng của Apple và Google. Epic cho biết họ sẽ trả số tiền tiết kiệm được lại cho khách hàng, đồng nghĩa với việc có thể chiết khấu lên tới 20%. Đây không phải là lần đàu tiên Apple phải đối mặt với những rùm beng tới từ hệ thống thanh toán của mình, trước đó đã phải chịu sự giám sát của các quan chức Hoa Kỳ và châu Âu sau hàng loạt khiếu nại chống độc quyền.

Đợt suy giảm nghiêm trọng

Nền kinh tế của Nhật Bản trong quý II đã chứng kiến đợt suy giảm nghiêm trọng nhất kể từ năm 1955 do những tác động tiêu cực tới từ đại dịch COVID-19. Các nhà phân tích nhận thấy rằng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm thường tăng trưởng khoảng 27% từ tháng Ba tới tháng Sáu. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang gặp phải cuộc suy giảm quy mô lớn trong ba quý liên tiếp do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại, việc tăng thuế hàng hóa cùng đại dịch thế kỷ.

Sự sụt giảm này của đất nước mặt trời mọc theo sau đà giảm tại các quốc gia khác. Anh Quốc sụt giảm 20.4% trong quý trước, trong khi đó nền kinh tế Hoa Kỳ thu hẹp gần một phần ba.

Nợ ... “tốt”

Hàn Quốc đã vượt qua Trung Quốc, dẫn đầu châu Á về doanh số bán trái phiếu trách nhiệm xã hội năm nay khi việc phát hành trái phiếu toàn cầu nhằm hỗ trợ chống lại đại dịch COVID-19 tăng mạnh. Các nhà phát hành trái phiếu tại Hàn Quốc đã bán ra 11.9 tỷ USD trái phiếu môi trường, xã hội và quản lý từ đầu năm tới nay tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tiếp theo là Nhật Bản với 9.5 tỷ USD và Trung Quốc với 9 tỷ USD.

Trung Quốc là quốc gia phát hành trái phiếu lớn nhất châu Á từ năm 2016 tới 2019, nhưng các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc đã đứa ra các bước phát triển nhằm gia tăng sự quan tâm của các nhà đầu tư tới trái phiếu dài hạn của nước này. Tổng tống Moon Jae-in đã công bố dự án “Thỏa thuận mới” tháng trước nhằm cắt giảm lượng khi thải carbon và thúc đẩy các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường. Cơ quan Hưu trí Quốc gia, nơi giám sát 749 tỷ won (khoảng 631 tỷ USD), cho biết họ sẽ thúc đẩy các hoạt động đầu tư có trách nhiệm với xã hội và khuyến khích nhà đầu tư đi theo con đường này.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định Nikkei 225: Khởi đầu xu hướng tăng trung hạn mới trong bối cảnh lợi suất JGB tăng cao

Nhận định Nikkei 225: Khởi đầu xu hướng tăng trung hạn mới trong bối cảnh lợi suất JGB tăng cao

Chỉ số Nikkei 225 đã phục hồi mạnh mẽ, tăng 34% từ tháng 4 đến tháng 6, dẫn đầu khu vực châu Á nhờ tâm lý tích cực hậu thuế quan và dữ liệu kinh tế khả quan. Mặc dù lợi suất JGB tăng mạnh gây điều chỉnh ngắn hạn, triển vọng trung hạn vẫn tích cực nhờ nền tảng vĩ mô cải thiện, thu nhập doanh nghiệp tăng trưởng và tín hiệu kỹ thuật xác nhận xu hướng tăng. Nikkei 225 đang hướng tới các vùng kháng cự 40,620 và 42,500, trừ khi phá vỡ vùng hỗ trợ quan trọng 38,730.
Tin tức chỉ số DAX: Tín hiệu phục hồi khi kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - EU được cải thiện

Tin tức chỉ số DAX: Tín hiệu phục hồi khi kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - EU được cải thiện

DAX tăng mạnh 1.51% vào ngày 17/7, chấm dứt chuỗi năm phiên giảm liên tiếp nhờ tâm lý lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ - EU. Giá sản xuất tại Đức được dự báo giảm 1.3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng kỳ vọng lạm phát giảm tốc và lập trường nới lỏng từ ECB. Triển vọng DAX phụ thuộc vào tiến trình đàm phán thương mại Mỹ - EU, định hướng chính sách ECB và xu hướng niềm tin người tiêu dùng Mỹ.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua hướng mục tiêu 25,000 khi dữ liệu Mỹ tích cực và Bắc Kinh cam kết kích thích

Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua hướng mục tiêu 25,000 khi dữ liệu Mỹ tích cực và Bắc Kinh cam kết kích thích

Chỉ số Hang Seng bật tăng nhờ doanh số bán lẻ và đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tích cực, giúp xoa dịu lo ngại suy thoái và hỗ trợ tâm lý thị trường. Các cổ phiếu công nghệ như Alibaba và Baidu dẫn dắt đà tăng, đưa chỉ số Hang Seng TECH tăng 1.29%, thúc đẩy xu hướng tích cực toàn ngành. Trung Quốc cam kết thêm các biện pháp kích thích để thúc đẩy nhu cầu trong nước và cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp, củng cố triển vọng thị trường chứng khoán.
Tin tức chỉ số DAX: Hy vọng về các thỏa thuận thương mại và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất nâng đỡ chỉ số DAX

Tin tức chỉ số DAX: Hy vọng về các thỏa thuận thương mại và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất nâng đỡ chỉ số DAX

Chỉ số DAX tăng 0.90% lên 24,227 khi thỏa thuận khí đốt tự nhiên Mỹ-EU làm dấy lên kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại xuyên Đại Tây Dương rộng lớn hơn. Mức thuế 30% từ Mỹ áp lên hàng hóa EU vẫn là nguy cơ treo lơ lửng, khiến tiến triển của các cuộc đàm phán thương mại trở thành yếu tố then chốt để giảm thiểu rủi ro leo thang. Triển vọng của DAX sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ dữ liệu doanh số bán lẻ, đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ và tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-EU.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua nhắm mục tiêu 25,000 nhờ kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và triển vọng thỏa thuận thương mại

Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua nhắm mục tiêu 25,000 nhờ kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và triển vọng thỏa thuận thương mại

Chỉ số Hang Seng duy trì quanh mức 24.500, được hỗ trợ bởi tín hiệu giảm căng thẳng thương mại Mỹ-Trung trước các dữ liệu kinh tế quan trọng. Hoạt động chốt lời và biến động trong lĩnh vực công nghệ hạn chế đà tăng, dù có kỳ vọng về gói kích thích kinh tế từ Bắc Kinh và khả năng Fed cắt giảm lãi suất. Cổ phiếu xe điện như Geely và Li Auto vượt trội, bù đắp cho những tổn thất trong ngành bất động sản Trung Quốc.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà tăng kéo dài nhờ nới lỏng hạn chế công nghệ Mỹ, mục tiêu nằm tại ngưỡng 25,000

Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà tăng kéo dài nhờ nới lỏng hạn chế công nghệ Mỹ, mục tiêu nằm tại ngưỡng 25,000

Cổ phiếu công nghệ và xe điện (EV) dẫn dắt đà tăng của Chỉ số Hang Seng, được hỗ trợ bởi sự nới lỏng hạn chế xuất khẩu công nghệ từ Mỹ. Cổ phiếu NVIDIA và AMD tăng mạnh nhờ kỳ vọng nối lại xuất khẩu, thúc đẩy tâm lý tích cực trên các cổ phiếu công nghệ niêm yết tại Hồng Kông. Sự hợp tác giữa Baidu và Uber trong dự án robotaxi toàn cầu nâng giá cổ phiếu Baidu, góp phần đẩy Chỉ số Hang Seng TECH tăng trưởng.
Tin tức chỉ số DAX: Rủi ro điều chỉnh khi thuế uqan và lạm phát Mỹ đe dọa đà phục hồi

Tin tức chỉ số DAX: Rủi ro điều chỉnh khi thuế uqan và lạm phát Mỹ đe dọa đà phục hồi

DAX phục hồi khi kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ-EU nâng cao tâm lý thị trường, bất chấp các nguy cơ leo thang thuế quan từ cả hai phía. Dữ liệu lạm phát Mỹ được dự báo tăng, với CPI lõi có thể đạt 3%, làm gia tăng khả năng trì hoãn chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed. Chỉ số DAX có thể đối mặt với rủi ro điều chỉnh nếu lạm phát Mỹ vượt kỳ vọng và các ngân hàng trung ương giữ quan điểm diều hâu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ