Triển vọng giá dầu thô sẽ ra sao trước các thông tin về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và cuộc họp của OPEC+

Triển vọng giá dầu thô sẽ ra sao trước các thông tin về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và cuộc họp của OPEC+

Đoàn Thu Hà

Đoàn Thu Hà

Junior Analyst

12:04 01/08/2022

Giá dầu giảm vào thứ Hai do những dự liệu sản xuất suy yếu từ Trung Quốc và Nhật Bản trong tháng 7 gây ảnh hưởng đến triển vọng về nhu cầu tiêu thụ cầu.

Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ cuộc họp tuần này của OPEC về việc điều chỉnh nguồn cung.

HĐTL dầu thô Brent giảm 1.19 USD tương đương 1.11% ở mức 102.78 USD/thùng lúc 02:12 GMT. Dầu WTI đạt mức 97.19 USD/thùng, giảm 1.43 USD tương đương 1.5%.

Các đợt phong tỏa thời gian qua do Covid-19 đã tác động tiêu cực tới hoạt động vận hành của các nhà máy khai thác dầu ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Chỉ số PMI Caixin/Markit đã giảm từ 51.7 xuống 50.4 trong tháng 7, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của các nhà phân tích.

Hoạt động mở rộng sản xuất tại Nhật Bản đang ở mức thấp nhất trong 10 tháng qua.

Nhà phân tích của CMC Markets, Tina Teng cho biết: "Chỉ số PMI sản xuất đáng thất vọng của Trung Quốc là yếu tố quan trọng gây áp lực lên giá dầu hôm nay".

"Dữ liệu cho thấy các hoạt động kinh tế đang thu hẹp rất đáng chú ý, điều này cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hậu Covid có thể không tích cực như dự kiến trước đó, điều này làm mờ đi triển vọng về nhu cầu tiêu thụ của thị trường dầu thô".

Brent và WTI đã kết thúc tháng 7 với mức lỗ hai tháng liên tiếp kể từ 2020, lạm phát tăng vọt và lãi suất cao hơn đã gia tăng lo ngại về cuộc suy thoái sẽ làm suy giảm nhu cầu nhiên liệu.

Các nhà phân tích của ANZ cho biết doanh số bán nhiên liệu cho các tài xế ở Anh đang giảm, nhu cầu xăng vẫn ở dưới mức trung bình 5 năm.

Trong một cuộc thăm dò của Reuters, các nhà phân tích đã giảm dự báo giá dầu Brent xuống còn 105.75 USD/thùng năm 2022, ước tính dầu WTI giảm còn 101.28 USD/thùng.

OPEC+ sẽ họp vào thứ Tư để quyết định sản lượng tháng 9. Theo khảo sát từ Reuters, 2/8 nguồn tin của OPEC+ cho biết mức tăng khiêm tốn cho tháng 9 sẽ được thảo luận tại cuộc họp ngày 3/8 trong khi phần còn lại cho biết sản lượng có thể sẽ được giữ ổn định.

Cuộc họp diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Ả Rập Xê Út vào tháng trước. Nhà phân tích của RBC Capital, Helima Croft cho biết: "Mặc dù chuyến thăm của Tổng thống Biden không mang lại nguồn cung dầu ngay lập tức nhưng chúng tôi tin rằng Vương quốc Anh sẽ phản hồi lại bằng cách tiếp tục tăng sản lượng dầu".

Đầu tháng 8 đã chứng kiến sự cắt giảm sản lượng kỷ lục của OPEC+ kể từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra vào 2020.

Tổng thư ký mới Haitham al-Ghais đã nhắc lại rằng vai trò của Nga trong OPEC+ là rất quan trọng trong sự thành công của thoả thuận.

Trong khi đó, sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục tăng cùng với số lượng giàn khoan tăng, đây là mức tăng kỷ lục trong 23 tháng liên tiếp.

Nhà phân tích Wang Tao của Reuters cho biết việc phá vỡ giá dầu Brent dưới mức hỗ trợ quan trọng 102.68 USD có thể đẩy mức giảm xuống trong khoảng 99.52 đến 101.26 USD.

Mọi thắc mắc về thị trường hàng hóa, Quý Nhà đầu tư vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần đầu tư và giao dịch phái sinh hàng hóa Việt Nam (CDT Vietnam)
Hotline: (+84) 824 728 888
Website: https://cdtvietnam.vn/
Fanpage: Dự báo hàng hóa

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

Các quốc gia Liên minh Châu Âu đã phê duyệt một gói trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến cuộc chiến chống lại Ukraine, bao gồm giới hạn giá dầu được sửa đổi và các hạn chế ngân hàng mới, sau khi Slovakia dỡ bỏ quyền phủ quyết.
Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp của Trung Quốc đã cáo buộc các cơ quan tình báo nước ngoài đánh cắp các vật liệu đất hiếm được kiểm soát, tái khẳng định ý định ngăn chặn buôn lậu ngay cả khi Bắc Kinh đồng ý xem xét các đơn xin xuất khẩu nguồn tài nguyên công nghiệp quan trọng này sau các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu giữ ổn định vào thứ Sáu sau khi tăng nhẹ nhờ lo ngại về các cuộc tấn công máy bay không người lái làm gián đoạn sản lượng dầu tại vùng Kurdistan, Iraq. Dù nhu cầu mùa hè hỗ trợ thị trường, sự bất ổn về chính sách thuế quan Mỹ và kế hoạch tăng nguồn cung khiến giá dầu chịu áp lực trong tuần này. Chính phủ Iraq cũng thông báo nối lại xuất khẩu dầu từ Kurdistan sau hai năm tạm ngưng.
Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tích cực tăng dự trữ vàng, ngày càng nhiều ngân hàng lựa chọn mua vàng khai thác trong nước nhằm tiết kiệm chi phí, hỗ trợ ngành công nghiệp nội địa và mở rộng nguồn dự trữ ngoại hối.
Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại cải thiện và rủi ro địa chính trị tại Trung Đông gây gián đoạn nguồn cung. Dữ liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc hỗ trợ nhu cầu nhiên liệu, trong khi tồn kho dầu thô giảm tạo áp lực tăng giá. Tuy nhiên, tồn kho xăng và diesel tăng làm dấy lên lo ngại về sức cầu trong mùa du lịch.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ