Trump và canh bạc chiến tranh với Iran: Ai mới là người quyết định cuộc chơi?

Trump và canh bạc chiến tranh với Iran: Ai mới là người quyết định cuộc chơi?

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

10:33 23/06/2025

Donald Trump tuyên bố cuộc không kích vào Iran là một chiến thắng, hy vọng sức mạnh quân sự sẽ buộc các bên hạ màn chiến tranh. Thế nhưng, mọi diễn biến sau đó không hoàn toàn nằm trong tay ông. Khi Iran và Israel có những toan tính riêng, Trump – dù nắm trong tay quân đội mạnh nhất thế giới – lại có thể chỉ là người bị cuốn theo vòng xoáy mà chính ông góp phần tạo ra.

Donald Trump từng cảnh báo rằng nếu Joe Biden hoặc Kamala Harris làm tổng thống, nước Mỹ sẽ bị kéo vào Thế chiến thứ ba. Thế nhưng, giờ đây chính ông lại là người khơi mào một hành động quân sự lớn khi ra lệnh không kích Iran và tuyên bố phá hủy năng lực hạt nhân của nước này. Trump tin rằng màn phô trương sức mạnh sẽ khiến các bên hạ màn cuộc chiến, nhưng thực tế không đơn giản như vậy.

Khi Iran và Israel có những mục tiêu riêng và sẵn sàng phản ứng theo cách khó lường, Trump – dù đứng đầu quân đội mạnh nhất thế giới – cũng không thể đơn phương quyết định khi nào chiến tranh kết thúc. Từ người muốn dập tắt xung đột, ông có thể đang tự đưa mình vào vòng xoáy mà chính ông góp phần tạo ra.

Ban đầu, Donald Trump tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran nhằm ghi điểm chính trị, nhưng mọi thứ nhanh chóng đổ vỡ sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bất ngờ mở cuộc tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu của Iran, với lý do nước này đang vũ khí hóa chương trình hạt nhân và trở thành mối đe dọa sống còn. Mặc dù phần lớn cộng đồng quốc tế, kể cả giới tình báo Mỹ, không đồng tình với nhận định đó, Trump vẫn nhanh chóng đứng về phía Israel.

Ông từ bỏ vai trò nhà đàm phán, chuyển sang lập trường đối đầu, yêu cầu Iran đầu hàng vô điều kiện và đe dọa loại bỏ lãnh tụ tối cao Ali Khamenei. Khi Iran từ chối khuất phục, quyết định phát động không kích vào đêm thứ Bảy của Trump đã trở thành một tuyên bố chiến tranh trên thực tế – và là hệ quả trực tiếp của việc ông chọn con đường leo thang thay vì hòa giải.

Dù là người ra lệnh khai hỏa, Donald Trump không thể biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo – cũng như bất kỳ ai liên quan đến cuộc xung đột đầy biến động này. Khởi động một cuộc chiến, nhất là khi nắm trong tay quân đội mạnh nhất thế giới, là điều dễ dàng. Nhưng để kết thúc nó, cần một bên chịu thua – điều hiếm khi xảy ra ở Trung Đông, nơi các phe phái chồng chéo và liên minh có thể thay đổi theo từng ngày.

Trong bối cảnh hỗn loạn ấy, “làn sương mù của chiến tranh” trở nên dày đặc hơn bao giờ hết, và kẻ thù của kẻ thù đôi khi cũng chính là kẻ thù của bạn. Khi còn tại vị, Bill Clinton từng bực tức trước sự lấn lướt của Netanyahu và hỏi trợ lý: “Ai mới là siêu cường ở đây vậy?” Câu hỏi ấy giờ có thể lặp lại với Trump. Dù ông cố gắng thể hiện vai trò người cầm lái sau cuộc không kích, thực tế cho thấy Netanyahu mới là người dẫn dắt diễn biến. Nhưng ngay cả ông ta cũng không thể đoán trước Iran sẽ phản ứng ra sao – và điều đó khiến cả khu vực lún sâu hơn vào vòng xoáy không kiểm soát.

Dù cùng đứng về phía chống Iran, Donald Trump và Benjamin Netanyahu theo đuổi hai mục tiêu hoàn toàn khác nhau: Netanyahu muốn lật đổ chế độ ở Tehran, trong khi Trump chỉ muốn buộc Iran nhượng bộ để có thể tuyên bố chiến thắng và rút lui trong tư thế chủ động. Nếu Iran đáp trả dữ dội, Trump sẽ buộc phải leo thang quân sự – đúng kịch bản mà Netanyahu mong muốn để thúc đẩy sự sụp đổ của chính quyền Iran.

Ngược lại, một phản ứng tượng trưng từ Tehran sẽ cho phép Trump tuyên bố “hoàn thành sứ mệnh” và rút lui. Nhưng ai sẽ là người có quyền đánh giá đâu là phản ứng tượng trưng, đâu là mối đe dọa thực sự? Điều đó không nằm trong tay Trump. Giờ đây, dù là nhà lãnh đạo của siêu cường quân sự, ông không còn là người định hình cuộc chơi mà đang trở thành kẻ bị cuốn theo dòng sự kiện – một người sở hữu quyền lực lớn nhưng có thể lại trống rỗng.

Cuộc tấn công Iran không chỉ là một hành động quân sự nhất thời, mà đã trở thành dấu ấn không thể xóa nhòa trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump — cả trong chính sách đối ngoại lẫn tính toán chính trị nội bộ. Nếu Iran chấp nhận xuống thang, Trump có thể tuyên bố chiến thắng và tận dụng điều đó như một cú hích tranh cử. Nhưng nếu chiến tranh leo thang toàn diện, hậu quả có thể nhấn chìm nhiệm kỳ của ông.

Trớ trêu thay, cuộc không kích của Trump lại được nhiều người từng phản đối ông ủng hộ — những “Never Trumpers” từng cảnh báo ông có xu hướng độc đoán, nay lại sẵn sàng đánh cược với khả năng chiến tranh sẽ trao thêm quyền lực cho ông. Trong khi đó, chính các đồng minh Maga thân cận như Steve Bannon lại là những người hoài nghi nhất với chương mới đầy nguy hiểm này, vì nó đi ngược với cam kết kết thúc các “cuộc chiến vĩnh viễn” của Trump.

Việc không thông qua Quốc hội và có khả năng vi phạm luật quốc tế cho thấy ông đang chơi một canh bạc không chỉ nguy hiểm, mà còn đầy rủi ro pháp lý và chính trị. Dù luôn nổi tiếng với việc phá vỡ lời hứa, lần này Trump đã bước vào cuộc xung đột mà ông khó có thể thoát ra — bởi lẽ Iran và Israel, chứ không phải riêng ông, mới là những người quyết định cuộc chiến này sẽ kết thúc ra sao.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật và chính sách tài chính của Trung Quốc là tâm điểm

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật và chính sách tài chính của Trung Quốc là tâm điểm

Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Nhật được nối lại, với hy vọng đạt được thỏa thuận trước ngày 1 tháng 8 khi Nhật Bản tìm cách tránh mức thuế 25% của Mỹ. Một thỏa thuận thương mại dỡ bỏ thuế quan của Mỹ có thể khơi lại kỳ vọng tăng lãi suất của BoJ và thúc đẩy nhu cầu đồng JPY. Tỷ giá AUD/USD hướng đến mốc 0.6550 nếu Bắc Kinh công bố gói kích thích kinh tế mới hoặc nếu PBoC bất ngờ cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản quan trọng.
Chuỗi cung ứng châu Á bị Mỹ siết chặt vì lo ngại Trung Quốc

Chuỗi cung ứng châu Á bị Mỹ siết chặt vì lo ngại Trung Quốc

Mỹ ngày càng lo ngại việc hàng hóa Trung Quốc “đội lốt” các nước Đông Nam Á như Việt Nam hay Indonesia để né thuế cao. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy phần lớn sản xuất ở khu vực này là thật sự, không phải chỉ là trung chuyển. Trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường, các quốc gia như Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị cuốn vào cuộc chơi lớn, dù không phải là nhân vật chính.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Mỹ và động thái từ các ngân hàng trung ương

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Mỹ và động thái từ các ngân hàng trung ương

Lạm phát toàn phần của Nhật Bản đã giảm xuống còn 3.3% trong tháng 6, trong khi lạm phát lõi tăng lên 3.4%, làm dấy lên đồn đoán về chính sách của BoJ. Tỷ giá AUD/USD giảm 0.60% vào ngày 17 tháng 7 khi các dự đoán về việc cắt giảm lãi suất của Úc tăng lên sau khi tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên 4.3% trong tháng 6. Khảo sát tâm lý người người tiêu dùng của đại học Michigan được dự kiến sẽ cải thiện; mức tăng cao hơn có thể làm giảm các dự đoán về lãi suất của Fed và tác động đến cặp tỷ giá USD/JPY và AUD/USD.
Giá cả tăng, lương giảm: Người Nhật sẽ quay lưng với chính trị truyền thống?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá cả tăng, lương giảm: Người Nhật sẽ quay lưng với chính trị truyền thống?

Đồng yên mất giá đang không chỉ khiến đời sống người dân Nhật Bản thêm khó khăn mà còn làm thay đổi cả bức tranh chính trị của đất nước này. Khi lạm phát tăng, thu nhập giảm và du khách nước ngoài đổ xô tới tiêu xài, nhiều cử tri Nhật cảm thấy bị bỏ lại phía sau. Trong bối cảnh đó, những đảng phái cực hữu như Sanseito bắt đầu thu hút sự chú ý, với thông điệp bài ngoại, chống toàn cầu hóa và hứa hẹn "đưa người Nhật lên trước tiên".
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại và lạm phát Mỹ tác động mạnh mẽ lên thị trường

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại và lạm phát Mỹ tác động mạnh mẽ lên thị trường

Cặp USD/JPY chịu ảnh hưởng từ chỉ số Reuters Tankan tăng mạnh, củng cố kỳ vọng về việc Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) thắt chặt chính sách tiền tệ vào năm 2025. Trong khi đó, triển vọng của AUD/USD phụ thuộc vào hoạt động xây dựng tại Úc và các chính sách kích thích kinh tế của Trung Quốc. Chỉ số Giá Sản xuất (PPI) của Mỹ, dự kiến tăng 2.5% so với cùng kỳ, sẽ là yếu tố then chốt định hình kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), từ đó ảnh hưởng đến xu hướng của cả hai cặp tiền này.
Thủ tướng Úc cần giữ quan điểm trung lập trong chuyến thăm Trung Quốc

Thủ tướng Úc cần giữ quan điểm trung lập trong chuyến thăm Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Úc Anthony Albanese tìm cách thúc đẩy thương mại và du lịch, nhưng căng thẳng địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh — đặc biệt xoay quanh vấn đề Đài Loan — đang đặt Canberra vào thế khó. Úc không muốn hy sinh cơ hội kinh tế với Trung Quốc, cũng như không thể buông lơi mối quan hệ an ninh lâu đời với Mỹ. Trong bối cảnh đó, Albanese chọn cách giữ lập trường trung lập và tập trung vào lợi ích chung với cả hai bên.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Thuế quan, BoJ và dữ liệu kinh tế Trung Quốc là tâm điểm tuần này

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Thuế quan, BoJ và dữ liệu kinh tế Trung Quốc là tâm điểm tuần này

Thuế quan 25% của Trump sẽ khiến đàm phán thương mại Mỹ–Nhật thêm căng, làm giảm triển vọng nâng lãi suất của BoJ trong năm 2025. Dữ liệu thương mại mạnh từ Trung Quốc có thể thúc đẩy AUD/USD, ngược lại nếu yếu thì kích hoạt kỳ vọng RBA giảm lãi suất. Phát biểu của các quan chức Fed hôm nay có thể định hình kỳ vọng lãi suất, tác động tới xu hướng USD/JPY và AUD/USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ