Trung Quốc kêu gọi hợp tác thương mại sau khi hạn chế xuất khẩu

Trung Quốc kêu gọi hợp tác thương mại sau khi hạn chế xuất khẩu

10:46 05/07/2023

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, kêu gọi các quốc gia nên từ chối "tách rời" và hạn chế cắt đứt chuỗi cung ứng, một ngày sau khi nước này áp đặt hạn chế xuất khẩu hai loại kim loại chính được sử dụng để sản xuất chip để đối phó với các hạn chế từ phía phương Tây.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới muốn làm việc cùng các quốc gia để "gỡ bỏ những rào cản, sự tách rời và cắt đứt chuỗi cung ứng," chủ tịch Tập Cận Bình nói trong bài diễn thuyết ảo với các nhà lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

"Chúng ta nên làm cho “miếng bánh của sự hợp tác” to hơn và đảm bảo rằng những lợi ích phát triển sẽ được chia sẻ công bằng hơn trên thế giới."

Những ý kiến này trái ngược với quyết định áp đặt kiểm soát xuất khẩu gallium và germanium, 2 kim loại quan trọng trong sản xuất chip. Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết động thái này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.

Mỹ đã áp dụng các biện pháp ngày càng quyết liệt để kiềm chế tham vọng công nghệ của Trung Quốc, chủ yếu để hạn chế sự tiến bộ quân sự và đã cố gắng thuyết phục các đồng minh ở châu Âu và châu Á làm điều tương tự. Bắc Kinh trước đây đã phàn nàn về việc các quốc gia tách rời hoặc giảm sự liên quan với Trung Quốc. Tuần trước, Thủ tướng Lý Cường cảnh báo rằng các chính phủ cố gắng chính trị hóa nền kinh tế của mình chỉ sẽ làm phân mảnh thế giới.

"Những rào cản vô hình do một số người tạo ra trong những năm gần đây đang trở nên phổ biến và đưa thế giới vào chia rẽ và thậm chí đối đầu," ông nói.

Để cho thấy nỗ lực mà Trung Quốc đang thực hiện, Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đạo đã nói với cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Yohei Kono tại Bắc Kinh vào ngày thứ Ba rằng hai quốc gia nên làm việc để đảm bảo chuỗi cung ứng duy trì ổn định.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Malaysia tìm cách giảm thuế quan của Mỹ xuống 20%

Malaysia tìm cách giảm thuế quan của Mỹ xuống 20%

Chính phủ Malaysia đang tìm cách giảm mức thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đe dọa xuống còn khoảng 20%, nhưng không muốn đáp ứng một số yêu cầu liên quan đến xe điện và sở hữu nước ngoài.
Ukraine đang trở thành gánh nặng chính trị cho Trump

Ukraine đang trở thành gánh nặng chính trị cho Trump

Nhìn bề ngoài, sự tham gia của Mỹ vào Ukraine có rất ít điểm tương đồng với cuộc chiến kéo dài 20 năm ở Afghanistan, đặc biệt là vì không có lính Mỹ trên thực địa ở châu Âu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm tương đồng đối với Tổng thống Donald Trump: việc giải quyết xung đột này không hề dễ dàng, và ông có nguy cơ bị gắn trách nhiệm — và có thể bị đổ lỗi — nếu tình hình kéo dài.
Hàn Quốc cân nhắc nhượng bộ để tránh thuế quan của Trump

Hàn Quốc cân nhắc nhượng bộ để tránh thuế quan của Trump

Hàn Quốc sẽ tổ chức các cuộc đàm phán thương mại cấp cao với Mỹ vào ngày 25 tháng 7, đẩy nhanh nỗ lực ngăn chặn các mức thuế quan toàn diện bằng cách cân nhắc các nhượng bộ nhạy cảm về chính trị có thể định hình lại mối quan hệ giữa hai đồng minh.
Bộ trưởng Tài chính Bessent: Fed cần xem xét kỹ lưỡng các hoạt động phi chính sách tiền tệ

Bộ trưởng Tài chính Bessent: Fed cần xem xét kỹ lưỡng các hoạt động phi chính sách tiền tệ

Scott Bessent cảnh báo việc Fed mở rộng vai trò ngoài chính sách tiền tệ có thể làm tổn hại tính độc lập cần thiết của ngân hàng trung ương. Ông cũng đặt nghi vấn về việc Fed triển khai cải tạo trụ sở giữa lúc đang thua lỗ, đồng thời kêu gọi một cuộc rà soát kỹ lưỡng nhưng không chỉ rõ ai nên thực hiện.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ