Chứng khoán Mỹ có thể sắp đối mặt với "điểm lật Minsky"

Chứng khoán Mỹ có thể sắp đối mặt với "điểm lật Minsky"

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

23:24 03/09/2020

Giá của các tài sản tài chính rất có thể đang ở bờ vực của sự sụp đổ, còn được biết đến với cái tên "điểm lật Minsky", và sẽ rơi xuống mức đáy gần nhất vào tháng 3, theo quan điểm của Ron William, nhà chiến lược thị trường và người sáng lập của RW Advisory.

Thị trường đã trải qua một giai đoạn tăng giá kéo dài trong vài tháng vừa qua khi các nhà đầu tư đánh cược vào động thái kích thích kinh tế tiếp theo của các chính phủ và NHTW, cũng như triển vọng điều chế vắc-xin. Bất chấp rủi ro kéo dài đối với kinh tế toàn cầu từ đại dịch Covid-19 và căng thẳng địa chính trị, phiên giao dịch ngày thứ đã chứng kiến chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã đều chạm tới những đỉnh cao mới, cùng lúc đó chỉ số công nghiệp Dow Jones lần đầu tiên kể từ tháng 2 đóng cửa vượt mức 29,000 điểm.

"Điểm lật Minsky" được đặt tên theo nhà kinh tế học Hyman Minsky để chỉ một sự sụp đổ đột ngột của thị trường sau một giai đoạn tăng không bền vững, mà ở trường hợp lần này có thể đã được kích thích bởi thời kỳ cấp tín dụng bừa bãi là hệ quả của các biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ chưa từng có tiền lệ.

Trả lời trên kênh truyền hình CNBC vào thứ 5, Williams trích dẫn ra một số các yếu tố có khả năng sẽ dẫn tới sự sụp đổ trên, đầu tiên đó là sự tính chất bó hẹp của những đợt tăng gần đây khi phần lớn đều đến từ cổ phiếu của các ông lớn công nghệ.

"Đây là câu chuyện đang diễn ra về sự phân kỳ giữa giới công nghệ, các tập đoàn lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ," ông nói. "Nếu chúng ta nhìn vào chỉ số S&P 500 với tỷ trọng được chia đều, chỉ số này hiếm khi vượt lên trên mức đỉnh tháng 6 và gần như đi ngang từ thời điểm đó tới nay, do vậy chúng ta có thể thấy đang diễn ra một thứ mà tôi gọi là sự phân kỳ của "Bộ ngũ siêu đẳng - FAANG-tastic".

Các siêu cổ phiếu công nghệ được biết đến với cái tên FAANGs (Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Google) vẫn đang là cốt lõi cho động lực tăng giá của thị trường Mỹ, bất chấp đang bị tàn phá bởi dịch bệnh và tình trạng bạo động lan rộng.

William bổ sung thêm rằng chỉ số các cổ phiếu vốn hóa thấp Russell 2000, trong đó bao gồm một số các công ty "zombie", cũng đang ở thấp hơn mức đỉnh tháng 6 dựa trên tỷ trọng chia đều.

"Cụ thể, nếu chúng ta nhìn ra ngoài nước Mỹ, ở phần còn lại của thế giới, hiện tình hình của nước Anh là khá tiêu cực và chúng ta đã thấy thị trường phá vỡ khỏi biên độ dao động xuống bên dưới" ông nhận định.

Chỉ số FTSE 100 của Anh vẫn đang giảm hơn 20% kể từ đầu năm, hoàn toàn trái ngược với việc thị trường Mỹ vượt qua mức đỉnh trước đại địch. Ví dụ như chỉ số S&P 500 đã tăng tới 10.8% từ đầu năm đến nay.

William cũng chỉ ra rằng thanh khoản và độ nhạy cảm của thị trường là những chỉ báo cho những gì xảy ra sắp tới.

"Dòng tiền của các quỹ ETF đối với nhóm S&P 500 đang ở mức thấp kỷ lục, và nếu như chúng ta nhìn vào chỉ số VIX (chỉ số đo lường mức biến động kỳ vọng của thị trường), cũng đang có xu hướng gia tăng bất thường khi thị trường đi lên, ám chỉ tiềm năng của hoạt động phòng ngừa rủi ro giảm giá," ông bổ sung.

"Điểm Minsky" mà William ám chỉ có thể khiến cho giá tài sản giảm tới 20-30% hoặc hơn, khiến cho mô hình phục hồi hình chữ V hiện tại trở thành mô hình chữ W khi giá sụt giảm trở về mức đáy tháng 3. Chỉ số S&P giảm xuống mức 2,237.4 vào ngày 23/03; và thứ 4 vừa qua đóng cửa ở mức 3,580.84.

Kết hợp với việc định giá cao, tác động tiêu cực của tính mùa vụ giai đoạn cuối tháng 8 và đầu tháng 9 và cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới, William cho rằng thị trường có thể sớm chứng kiến sự điều chỉnh. Ông bổ sung thêm rằng điều này có thể sẽ mang tính lành mạnh trong dài hạn, mang tới một giai đoạn điều chỉnh kéo dài nhiều năm trước khi thị trường tăng giá trong dài hạn xuất hiện trở lại.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ