Động lực bắt đáy tan biến; đã đến lúc chứng khoán Mỹ thoái trào?

Động lực bắt đáy tan biến; đã đến lúc chứng khoán Mỹ thoái trào?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

17:05 15/03/2022

Trong giai đoạn chứng khoán tăng mạnh cuối năm 2018, sau mỗi lần tạo đáy là một lần bật tăng rất mạnh. Có vẻ như ai cũng đợi người khác xuống tàu để mình thế chỗ.

Những ai mà hỏi trước, mua sau thì chỉ có trong mình những câu hỏi, và không câu trả lời. Những ai dám lên tàu đều thu lời rất khá. Tại sao? Nasdaq 100 đã tăng gấp 3 lần, còn S&P 500 cũng x2 chỉ trong 3 năm. Khi tiền của bạn tăng lên với lãi suất kép khoảng 26% và 38%, ai mà chê được?

Nếu như Nasdaq, từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu cho đến khi đại dịch bùng phát, tăng nhẹ nhàng như một chiếc phản lực, thì từ sau đợt bùng dịch thứ nhất, chỉ số bay thẳng tắp như trực thăng. Thế nhưng, đà tăng đó chỉ là một sự chuẩn bị cho một pha nhảy bungee (một môn thể thao mạo hiểm, nhảy từ độ cao lớn không có dù, chỉ gắn trên người một đoạn dây, gọi là dây bungee). Câu chuyện cổ tích không thể kéo dài mãi, và có đủ cảnh báo cho những ai để ý.

Sang đến năm 2022, bỗng nhiên khẩu vị bắt đáy bốc hơi hoàn toàn. Nasdaq 100 đã giảm 20% từ đỉnh. Định giá cổ phiếu đã rẻ hơn (nhưng vẫn không hề rẻ), và những ai nhanh chóng lên tàu bắt đáy từ sau đợt sóng đầu tiên giờ đang gãi đầu và từ chối. Và với những ai chưa kịp xuống tàu, có vẻ như không có nhiều lựa chọn.

Giống như một bộ phim tự dưng chuyển dở, có vẻ như câu chuyện lúc này trên thị trường cũng không hấp dẫn tí nào. Cả cổ phiếu và trái phiếu đều có cùng một kịch bản dở ẹc. Hàng hóa thì đang phi mã, nhưng ai mà dám lên con tàu này ở thời điểm hiện tại? Và trừ khi bạn là một quỹ đầu tư hàng hóa, chắc chắn bạn sẽ không có nhiều vị thế.

Trong khi đó, bản hòa ca Fed sẽ bắt đầu ngày mai. Nếu chủ tịch Powell đi theo đúng kịch bản đã vạch ra từ rất lâu nay, cuộc đua nhảy tàu có lẽ mới chỉ bắt đầu.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bức tranh tổng thể của giai đoạn mùa hè ảm đạm

Bức tranh tổng thể của giai đoạn mùa hè ảm đạm

Chỉ số S&P 500 điều chỉnh nhẹ vào phiên thứ Sáu mà không có bất kỳ thông tin mới nào đáng chú ý. Nhưng điều đó có thực sự thay đổi bức tranh toàn cảnh của các ngành không? Rõ ràng, cổ phiếu công nghệ và tài chính không ghi nhận biến động đáng kể trong ngày, vậy có điều gì nổi bật ở những lĩnh vực còn lại không? Liệu có hợp lý để kỳ vọng các nhóm cổ phiếu như bất động sản hoặc chỉ số Russell 2000 sẽ có diễn biến tích cực hơn trong bối cảnh Thống đốc Waller đưa ra lập luận ủng hộ việc cắt giảm lãi suất?
Thuế quan, công nghệ và động lực: Một tuần giao dịch trên dây căng thẳng với hai trọng tâm chính

Thuế quan, công nghệ và động lực: Một tuần giao dịch trên dây căng thẳng với hai trọng tâm chính

Phiên giao dịch đầu tuần tại châu Á mở ra trong không khí thận trọng nhưng phần nào nhẹ nhõm, thị trường dần ổn định sau những biến động chính trị cuối tuần tại Tokyo, khi sự kiện này không lan rộng thành một cú sốc cho thị trường trái phiếu toàn cầu. Hợp đồng tương lai JGB giữ vững, qua đó giúp các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ và cặp USDJPY bật lên nhẹ, giảm bớt các vị thế phòng vệ trước sự kiện rủi ro.
Nhật Bản sau bầu cử: Liên minh cầm quyền suy yếu, thị trường đối diện thách thức chính sách và tài khóa

Nhật Bản sau bầu cử: Liên minh cầm quyền suy yếu, thị trường đối diện thách thức chính sách và tài khóa

Cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản khiến liên minh cầm quyền mất thế đa số, làm dấy lên lo ngại về sự chậm trễ trong hoạch định chính sách và áp lực tài chính gia tăng, trong bối cảnh đàm phán thuế quan với Mỹ đang diễn ra. Nhà đầu tư theo dõi sát động thái từ BoJ, tương lai chính trị của Thủ tướng Ishiba và khả năng thay đổi chính sách tài khóa trong những tháng tới.
Châu Á giữ nhịp ổn định, Phố Wall dõi theo “trận mở màn” lợi nhuận Big Tech và tín hiệu chính sách toàn cầu

Châu Á giữ nhịp ổn định, Phố Wall dõi theo “trận mở màn” lợi nhuận Big Tech và tín hiệu chính sách toàn cầu

Thị trường châu Á khởi đầu tuần trong vùng an toàn sau bầu cử Nhật không ngoài dự báo, đồng yen bật nhẹ giữa bất ổn chính trị. Phố Wall chuẩn bị bước vào tâm điểm mùa báo cáo lợi nhuận với các ông lớn công nghệ như Alphabet, Tesla. Nhà đầu tư toàn cầu tiếp tục theo dõi sát đàm phán thuế quan, triển vọng lãi suất từ Fed, ECB và các yếu tố chi phối hàng hóa, dầu mỏ.
Yen tăng sau bầu cử Thượng viện Nhật giữa lo ngại bất ổn chính trị và đàm phán thuế quan

Yen tăng sau bầu cử Thượng viện Nhật giữa lo ngại bất ổn chính trị và đàm phán thuế quan

Đồng yen tăng giá khi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Ishiba không đạt đa số tại Thượng viện, làm dấy lên lo ngại về sự bất ổn chính trị tại Nhật Bản trong thời điểm nhạy cảm trước hạn chót đàm phán thuế quan với Mỹ. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ chính sách của Mỹ và biến động tiền tệ tại các nền kinh tế chủ chốt.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ