Không phải việc làm, cán cân thương mại mới là dữ liệu thị trường quan tâm nhất lúc này

Không phải việc làm, cán cân thương mại mới là dữ liệu thị trường quan tâm nhất lúc này

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

19:15 06/04/2021

Thị trường đang có xu hướng biến động mạnh hơn vào những ngày công bố dữ liệu cán cân thương mại của Mỹ trong khoảng 1 năm trở lại đây

Kinh tế Mỹ vẫn đang thâm hụt so với phần còn lại của thế giới
Kinh tế Mỹ vẫn đang thâm hụt so với phần còn lại của thế giới

Thông tin tích cực hơn kỳ vọng của của dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp cuối tuần trước đã có tác động đáng chú ý tới thị trường trái phiếu, trong khi đó diễn biến thị trường tiền tệ lại có vẻ trầm lắng hơn. Lợi suất trái phiếu tăng chủ yếu đối với các kỳ hạn ngắn, tuy nhiên rất khó để có thể phân tách tác động gây ra bởi yếu tố thanh khoản và thông tin về dữ liệu việc làm.

Đương nhiên rằng thị trường thường được kỳ vọng thường sẽ có biến động lớn trong ngày công bố dữ liệu việc làm Non-farm, dù nó có rơi vào ngày nghỉ hay không. Dù vậy, mức biến động trên sẽ là không cố định mà biến động tùy vào từng giai đoạn cụ thể của chu kỳ kinh tế. Biểu đồ dưới đây thể hiện đường trung bình động 1 năm của tỷ lệ giữa biến động của giá các tài sản trong ngày công bố dữ liệu việc làm với mức trung bình 1 tháng trước đó:

Như chúng ta có thể thấy, mức độ biến động của thị trường trái phiếu (TY1) với thông tin về số liệu việc làm là tương đối khiêm tốn trong 1 năm trở lại đây. Đáng chú ý thị trường phán ứng rất nhạy cảm với số liệu việc làm trong giai đoạn thắt chặt chính sách 2004-2006 cũng như giai đoạn 2014-2016.

Cả thị trường chứng khoán (Spooz) và đồng đồng đô-la (DXY) đều không quá nhạy cảm với dữ liệu việc làm trong giai đoạn gần đây. Mặc dù các dữ liệu việc làm thường ít tác động tới các thị trường này hơn so với thị trường trái phiếu, đây vẫn là một diễn biến khá bất ngờ.

Bảng trên thống kê biên độ biến động của các tài sản trong ngày công bố các dữ liệu kinh tế, trong đó hàng cuối cùng là biên độ dao động trung bình ngày tính từ Tháng 4/2020 đến cuối tháng 3/2021. Trong đó, mức biến động của trái phiếu trong ngày công bố dữ liệu việc làm là cao hơn đáng kể so với mức trung bình. Đáng chú ý đó là trong khoảng 1 năm qua, mức độ nhạy cảm của trái phiếu đối với dữ liệu lạm phát chỉ cao hơn chút so với mức trung bình, trong khi phản ứng của thị trường FX và chứng khoán thậm chí còn trầm lắng hơn mức thường lệ.

Điều này đương nhiên có thể thay đổi trong tương lai, tuy nhiên có một dữ liệu có tác động mạnh hơn mức trung bình đối với tất cả các tài sản ở trên, đó chính là cán cân thương mại. Mặc dù mức biến động trên có thể bị phóng đại bởi việc có 4 lần số liệu cán cân thương mại được công bố cùng ngày với dữ liệu việc làm và một lần ngay sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm ngoái. Tuy vậy, nếu không tính tới sự kiện bầu cử, thị trường vẫn có dấu hiệu nhạy cảm hơn trong những ngày công bố dữ liệu cán cân thương mại, đặc biệt đối với đồng USD và thị trường chứng khoán. Mức độ nhạy cảm của đồng USD đối với dữ liệu cán cân thương mại đã tăng lên trong vài năm trở lại đây và hiện đang ở mức cao nhất kể từ năm 2015. Và việc điều này diễn ra trong bối cảnh thâm hụt của kinh tế Mỹ đối với bên ngoài ngày càng mở rộng có lẽ không chỉ là ngẫu nhiên.

Rõ ràng rằng không ai trong chúng ta có thể chiến thắng được các cỗ máy giao dịch cao tần trong việc phản ứng với các thông tin dữ liệu kinh tế được công bố. Tuy vậy vẫn sẽ có ích để biết rằng điều gì đang được quan tâm nhiều nhất và có thể kích hoạt phản ứng của thị trường. Và đừng quên rằng số liệu cán cân thương mại Mỹ tháng 2 cũng như biên bản phiên họp tháng 3 của Fed sẽ được công bố vào ngày thứ 4 tuần này.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bức tranh tổng thể của giai đoạn mùa hè ảm đạm

Bức tranh tổng thể của giai đoạn mùa hè ảm đạm

Chỉ số S&P 500 điều chỉnh nhẹ vào phiên thứ Sáu mà không có bất kỳ thông tin mới nào đáng chú ý. Nhưng điều đó có thực sự thay đổi bức tranh toàn cảnh của các ngành không? Rõ ràng, cổ phiếu công nghệ và tài chính không ghi nhận biến động đáng kể trong ngày, vậy có điều gì nổi bật ở những lĩnh vực còn lại không? Liệu có hợp lý để kỳ vọng các nhóm cổ phiếu như bất động sản hoặc chỉ số Russell 2000 sẽ có diễn biến tích cực hơn trong bối cảnh Thống đốc Waller đưa ra lập luận ủng hộ việc cắt giảm lãi suất?
Thuế quan, công nghệ và động lực: Một tuần giao dịch trên dây căng thẳng với hai trọng tâm chính

Thuế quan, công nghệ và động lực: Một tuần giao dịch trên dây căng thẳng với hai trọng tâm chính

Phiên giao dịch đầu tuần tại châu Á mở ra trong không khí thận trọng nhưng phần nào nhẹ nhõm, thị trường dần ổn định sau những biến động chính trị cuối tuần tại Tokyo, khi sự kiện này không lan rộng thành một cú sốc cho thị trường trái phiếu toàn cầu. Hợp đồng tương lai JGB giữ vững, qua đó giúp các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ và cặp USDJPY bật lên nhẹ, giảm bớt các vị thế phòng vệ trước sự kiện rủi ro.
Nhật Bản sau bầu cử: Liên minh cầm quyền suy yếu, thị trường đối diện thách thức chính sách và tài khóa

Nhật Bản sau bầu cử: Liên minh cầm quyền suy yếu, thị trường đối diện thách thức chính sách và tài khóa

Cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản khiến liên minh cầm quyền mất thế đa số, làm dấy lên lo ngại về sự chậm trễ trong hoạch định chính sách và áp lực tài chính gia tăng, trong bối cảnh đàm phán thuế quan với Mỹ đang diễn ra. Nhà đầu tư theo dõi sát động thái từ BoJ, tương lai chính trị của Thủ tướng Ishiba và khả năng thay đổi chính sách tài khóa trong những tháng tới.
Châu Á giữ nhịp ổn định, Phố Wall dõi theo “trận mở màn” lợi nhuận Big Tech và tín hiệu chính sách toàn cầu

Châu Á giữ nhịp ổn định, Phố Wall dõi theo “trận mở màn” lợi nhuận Big Tech và tín hiệu chính sách toàn cầu

Thị trường châu Á khởi đầu tuần trong vùng an toàn sau bầu cử Nhật không ngoài dự báo, đồng yen bật nhẹ giữa bất ổn chính trị. Phố Wall chuẩn bị bước vào tâm điểm mùa báo cáo lợi nhuận với các ông lớn công nghệ như Alphabet, Tesla. Nhà đầu tư toàn cầu tiếp tục theo dõi sát đàm phán thuế quan, triển vọng lãi suất từ Fed, ECB và các yếu tố chi phối hàng hóa, dầu mỏ.
Yen tăng sau bầu cử Thượng viện Nhật giữa lo ngại bất ổn chính trị và đàm phán thuế quan

Yen tăng sau bầu cử Thượng viện Nhật giữa lo ngại bất ổn chính trị và đàm phán thuế quan

Đồng yen tăng giá khi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Ishiba không đạt đa số tại Thượng viện, làm dấy lên lo ngại về sự bất ổn chính trị tại Nhật Bản trong thời điểm nhạy cảm trước hạn chót đàm phán thuế quan với Mỹ. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ chính sách của Mỹ và biến động tiền tệ tại các nền kinh tế chủ chốt.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ