Nhận định về khí tự nhiên, dầu WTI, dầu Brent – Địa chính trị kéo gia dầu thô; Khí tự nhiên giảm mạnh do thời tiết ôn hòa

Nhận định về khí tự nhiên, dầu WTI, dầu Brent – Địa chính trị kéo gia dầu thô; Khí tự nhiên giảm mạnh do thời tiết ôn hòa

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

10:17 20/05/2025

Dầu thô WTI tăng lên 62.69 USD khi các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Iran bị đình trệ, làm giảm khả năng xuất khẩu dầu của Iran tăng. Dầu thô Brent tăng nhẹ lên 65.54 USD nhưng vẫn thấp hơn SMA 50 ngày, đối mặt với sức cản mạnh ở phạm vi 67–68 USD. Khí đốt tự nhiên giảm 6.7% xuống 3.111 đô la do thời tiết ôn hòa và sản lượng ổn định, không có dấu hiệu nào cho thấy nhu cầu phục hồi trong ngắn hạn.

Dầu thô WTI giữ đà tăng nhờ căng thẳng địa chính trị bất chấp áp lực kinh tế

Hợp đồng tương lai dầu thô nhẹ hàng ngày

Hợp đồng tương lai dầu thô nhẹ, hay WTI, đóng cửa cao hơn ở mức 62.69 USD mỗi thùng vào thứ Hai, tăng 20 cent, tức 0.32%, khi các cuộc đàm phán hạt nhân bế tắc giữa Mỹ và Iran là động lực tăng giá. Các quan chức Iran tuyên bố các cuộc đàm phán sẽ thất bại trừ khi Mỹ bỏ yêu cầu liên quan đến làm giàu uranium, làm giảm khả năng các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Điều này khiến khả năng xuất khẩu dầu thô của Iran tăng trong ngắn hạn—trước đây ước tính từ 300,000 đến 400,000 thùng mỗi ngày—trở nên khó xảy ra.

Tuy nhiên, đà tăng của WTI bị hạn chế bởi các lo ngại vĩ mô rộng hơn, bao gồm việc Moody’s hạ xếp hạng tín dụng quốc gia của Mỹ và dữ liệu kinh tế yếu từ Trung Quốc. Số liệu sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ đáng thất vọng từ Trung Quốc làm tăng thêm lo ngại về phía cầu đối với nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.

Về mặt kỹ thuật, WTI vẫn nằm dưới đường trung bình động đơn giản (đường SMA) 50 ngày ở mức 63.94 USD. Chỉ báo Sức mạnh Tương đối (Chỉ báo RSI) ở mức trung tính 50.23, ít cho thấy xu hướng tăng hay giảm giá. Ngưỡng kháng cự quan trọng nằm ở 63.96 USD và 66.00 USD, trong khi hỗ trợ ở phía dưới nằm gần 60.00 USD. Nếu không có sự bứt phá rõ ràng trên đường SMA, khả năng củng cố thêm là cao.

Nhận định: Tăng thận trọng, với địa chính trị hỗ trợ nhưng các tín hiệu kinh tế hạn chế khả năng bứt phá.

Dầu Brent nhích tăng nhưng đối mặt với kháng cự phía trên

Dầu thô Brent hàng ngày

Hợp đồng tương lai dầu Brent đóng cửa ở mức 65.54 USD mỗi thùng, tăng 13 cent tức 0.2%. Đà tăng đi theo xu hướng tương tự WTI, được hỗ trợ bởi lo ngại về khả năng đổ vỡ các cuộc đàm phán Mỹ-Iran, làm giảm nguy cơ dầu bổ sung của Iran tràn vào thị trường toàn cầu. Các nhà phân tích nhận định sự leo thang căng thẳng ở Trung Đông dù nhỏ cũng sẽ hỗ trợ cho dầu Brent, do khu vực này gần hơn với các tuyến vận chuyển toàn cầu và các điểm nghẽn địa chính trị.

Tuy nhiên, thị trường dầu Brent cũng bị đè nặng bởi các yếu tố vĩ mô bất lợi, bao gồm dữ liệu Trung Quốc yếu và sự bất ổn tín dụng của Mỹ. Những yếu tố này đã kìm hãm bất kỳ đợt tăng giá nào và giữ tâm lý lạc quan trong tầm kiểm soát.

Từ góc độ kỹ thuật, dầu Brent vẫn nằm dưới đường SMA 50 ngày ở mức 67.21 USD. Chỉ báo RSI hiện ở mức 51.23, cho thấy một xu hướng tăng nhẹ nhưng thiếu động lực để bứt phá. Hành động giá vẫn bị kẹt dưới vùng kháng cự 67.00–68.00 USD, với hỗ trợ ngắn hạn quanh mức 63.00 USD.

Nhận định: Tăng vừa phải, phụ thuộc vào căng thẳng địa chính trị tiếp diễn và sự bứt phá bền vững trên các ngưỡng kháng cự kỹ thuật quan trọng.

Hợp đồng tương lai khí tự nhiên giảm mạnh do thời tiết ôn hòa và lo ngại về nhu cầu

Khí tự nhiên hàng ngày

Hợp đồng tương lai khí tự nhiên giảm 6.7% xuống còn 3.111 USD mỗi MMBtu (đơn vị đo khi tự nhiên) vào thứ Hai khi tâm lý thị trường chuyển sang xu hướng giảm mạnh do thiếu nhu cầu đáng kể vào đầu hè. Các mô hình thời tiết tiếp tục dự báo nhiệt độ mát mẻ đến đầu tháng 6, làm cho người dân không có nhu cầu tiêu thụ năng lượng để làm mát. Nhu cầu sưởi ấm vẫn cao hơn mức trung bình một chút, nhưng ở thời điểm cuối mùa lạnh như bây giờ nhu cầu này gần như không ảnh hưởng đến giá cả.

Mức sản xuất ổn định, và tâm lý nhu cầu rộng hơn đang bị suy yếu thêm bởi lo ngại về việc tái áp thuế thương mại của Mỹ, có thể gây áp lực lên việc sử dụng khí công nghiệp. Nếu không có chất xúc tác từ cả hai phía, thị trường vẫn dễ bị tổn thương trước nguy cơ giảm thêm.

Về mặt kỹ thuật, khí tự nhiên đã phá vỡ dưới ngưỡng hỗ trợ quan trọng ở mức 3.35 USD, và hiện đang giao dịch thấp hơn đáng kể so với đường SMA 50 ngày ở mức 3.662 USD. Thiết lập biểu đồ hiện tại cho thấy khả năng thua lỗ bổ sung, với mức hỗ trợ tâm lý tiếp theo nằm gần 3.00 USD. Việc đóng cửa hàng ngày dưới ngưỡng này có thể kích hoạt một đợt bán tháo khác.

Nhận định: Giảm giá, do các yếu tố cơ bản yếu, cấu trúc kỹ thuật mềm và thiếu hỗ trợ từ nhu cầu theo mùa.

fxempire

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Vàng tiếp tục mắc kẹt trong vùng giao dịch hẹp khi phe bò còn thận trọng

Vàng tiếp tục mắc kẹt trong vùng giao dịch hẹp khi phe bò còn thận trọng

Giá vàng tiếp tục thu hút dòng vốn trú ẩn an toàn nhờ lo ngại kéo dài về căng thẳng thương mại toàn cầu. Sự suy yếu của đồng USD do những tín hiệu mâu thuẫn về khả năng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng tạo thêm hỗ trợ cho giá vàng. Tuy nhiên, giá kim loại quý vẫn chưa thể bứt phá khỏi vùng giao dịch kéo dài nhiều tuần, cho thấy phe mua vẫn đang giữ thái độ thận trọng trước khi đưa ra những quyết định mới.
AUD/USD duy trì đà giảm khi PBoC giữ nguyên LPR

AUD/USD duy trì đà giảm khi PBoC giữ nguyên LPR

Tỷ giá AUD/USD tiếp tục suy yếu sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) quyết định giữ nguyên Lãi suất Cho vay Cơ bản (LPR) kỳ hạn một năm ở mức 3.00%. Bên cạnh đó, đồng AUD còn chịu thêm áp lực giảm từ căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vốn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đồng thời, đồng USD giữ vững sức mạnh nhờ dữ liệu kinh tế Mỹ khả quan, khiến kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sớm cắt giảm lãi suất tiếp tục giảm sút.
JPY mất đà tăng khi lo ngại về chính trị nội địa tăng cao

JPY mất đà tăng khi lo ngại về chính trị nội địa tăng cao

Trong phiên ngày thứ Hai, JPY mất đà tăng đã xây dựng được từ tuần trước. Kết quả của cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản và những bất ổn thương mại gây bất lợi cho JPY. Xác suất giảm ngay lập tức cho việc tăng lãi suất của BoJ góp phần vào sự thoái lui trong ngày của JPY.
Nhận định xu hướng cặp EUR/NZD

Nhận định xu hướng cặp EUR/NZD

Cặp tiền tệ EURNZD gần đây đã đảo chiều giảm từ vùng kháng cự, nằm giữa ngưỡng kháng cự dài hạn quan trọng tại 1.9655 (mức đã nhiều lần chặn đà tăng giá kể từ đầu năm 2020) và dải Bollinger Band trên khung tuần.
Nhận định USD: Tín hiệu dovish từ Daly và Waller kéo giảm USD – Triển vọng GBP/USD và EUR/USD

Nhận định USD: Tín hiệu dovish từ Daly và Waller kéo giảm USD – Triển vọng GBP/USD và EUR/USD

Chỉ số Đô la Mỹ (DXY) giảm xuống còn 98.50 USD khi các quan chức Fed ám chỉ khả năng cắt giảm lãi suất có thể bắt đầu sớm nhất là vào tháng 7. GBP/USD hướng đến mục tiêu bứt phá lên trên 1.3456 USD, nhưng nếu không duy trì được đà tăng, cặp tỷ giá có thể quay trở lại mức 1.3341 USD. EUR/USD vẫn chịu áp lực gần 1.1631 USD, bị kẹt dưới ngưỡng kháng cự bên trong kênh kỹ thuật giảm dần.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ