Cặp USDCHF vừa phá vỡ mốc hỗ trợ quan trọng 0.8170 – mức đã từng ngăn chặn hai đợt sóng giảm trước đó là sóng B và sóng 1. Cú phá vỡ này trùng khớp với sự xuyên thủng mô hình Tam giác Giảm dần trên khung thời gian ngày, hình thành từ cuối tháng 4 – một tín hiệu xác nhận cho xu hướng giảm.
EURCHF gần đây đã quay đầu giảm mạnh sau khi tiếp cận vùng kháng cự, bao gồm: mốc kỹ thuật 0.9410 (nơi từng đảo chiều giá từ tháng 4), dải Bollinger trên (daily), và mức điều chỉnh Fibonacci 50% của nhịp giảm từ tháng 4.
JPY chật vật vì tâm lý lạc quan xoay quanh triển vọng thương mại toàn cầu làm suy yếu sức hấp dẫn của các tài sản trú ẩn. Trong khi đó, đà tăng khiêm tốn của đồng USD đang củng cố thêm cho cặp tỷ giá USD/JPY, dù xu hướng tăng hiện tại vẫn đang đối mặt với một số lực cản nhất định. Sự khác biệt trong định hướng chính sách giữa Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục là một yếu tố then chốt cản trở cho đà phục hồi bền vững của cặp tiền này.
AUD/USD giảm bất chấp căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc giảm bớt. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Lutnick cho biết cả hai nước đã đồng ý về Khung pháp lý để thực hiện Đồng thuận Geneva. Bộ trưởng Trung Quốc Lý Thành Cương cho biết đối thoại với Hoa Kỳ đã diễn ra hợp lý và thẳng thắn.
USD giữ ổn định so với các đồng tiền chính sau khi Mỹ và Trung Quốc thống nhất về một khung pháp lý cho thỏa thuận thương mại, bước đi được kỳ vọng có thể giảm căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu. Giới đầu tư đang theo dõi sát sao báo cáo lạm phát tiêu dùng Mỹ để dự đoán hướng đi chính sách tiền tệ của Fed. Đồng bảng Anh tăng nhẹ nhưng vẫn chịu áp lực từ tín hiệu yếu trên thị trường lao động.
Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ trong phiên Âu; nhà đầu tư thận trọng chờ đợi kết quả đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại London. Thị trường tài chính giao dịch lặng lẽ, chỉ số USD tăng nhẹ trên 99.00, chứng khoán Mỹ gần như đi ngang.