Còn quá sớm để nói về sự sụp đổ của đồng Dollar!

Còn quá sớm để nói về sự sụp đổ của đồng Dollar!

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

15:13 13/10/2020

Đồng Dollar Mỹ đang trong giai đoạn đầu của một xu hướng giảm kéo dài trong nhiều năm, nhưng việc vội vàng viết “cáo phó” cho nó sẽ là một sai lầm đắt giá.

Có nhiều lý do hợp lý để giữ quan điểm “bearish” dài hạn đối với đồng USD. Tuy nhiên, trong nhiều loại tài sản và đặc biệt là FX, các xu hướng dài hạn không diễn ra suôn sẻ và chậm rãi. Sự sụp đổ của đồng Dollar sẽ bao gồm nhiều tháng giảm theo xu hướng chính xen kẽ bởi các cuộc nhịp điều chỉnh tăng.

Sự kết hợp giữa số lượng lớn vị thế đầu cơ Short USD trên thị trường và toàn cảnh các tác nhân gây biến động tiềm ẩn trong tháng tới khiến đây trở thành giai đoạn mà các động lực ngắn hạn có thể sẽ lấn át xu hướng giảm giá dài hạn. Khi các yếu tố tiêu cực của một tài sản đã được ghi nhận rộng rãi, chúng sẽ trở nên ít liên quan hơn trong các quyết định giao dịch có thể dẫn dắt xu hướng ngắn hạn.

Đầu tiên, các vị thế Short USD không còn mang lại lợi nhuận một cách dễ dàng. Chỉ số DXY duy trì trên mức đóng cửa tháng 8. Một số người cho rằng đây là một nhịp điều chỉnh “lành mạnh”, nhưng nó cũng có nghĩa là “phe bán” sẽ lo lắng hơn với bất kỳ nhịp tăng đột biến nào.

Với việc thị trường đang nghiêng về phía Short, đồng Dollar vẫn sẽ hoạt động như một tài sản trú ẩn, ít nhất là trong ngắn hạn. Đặc biệt là khi nó vẫn là đồng tiền dự trữ của thế giới, ngay cả khi sức ảnh hưởng của nó đang bị xói mòn một cách chậm rãi.

Và không cần một chuyên gia thị trường để nhận thức được các yếu tổ tiềm ẩm có thể gây biến động mạnh ngoài kia - cuộc bầu cử ở Mỹ, Brexit, các biện pháp phong tỏa Covid-19, tin tức về vắc xin khi kết thúc thử nghiệm giai đoạn ba, căng thẳng Mỹ-Trung. Đây chỉ là những yếu tỗ dẫn dắt hiển nhiên nhưng tác động tích cực đến đồng USD cũng sẽ là kết quá của nhiều chất xúc tác không lường trước được.

Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đã can thiệp vào xu hướng giảm của USD/CNH sau khi giảm gần 7% từ cuối tháng 5 đến cuối tuần qua. Ảnh hưởng có thể lan tỏa ra toàn bộ thị trường FX, vì nó loại bỏ một yếu tố hỗ trợ tăng giá của một loạt các đồng tiền khác, do Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất thế giới.

Phần này không phải để tranh luận về xu hướng tiếp theo của đồng Dollar (rất có thể giảm, theo quan điểm của tác giả) mà thay vào đó là để làm nổi bật phân tích risk-reward cho thấy rằng tháng tới nhiều khả năng sẽ chứng kiến đồng USD mạnh lên.

Với việc một trong những yếu tố chính hỗ trợ cho sự suy yếu của đồng Dollar trong những tháng gần đây là lợi suất thực âm, chất xúc tác cho một nhịp điều chỉnh lên cao hơn có thể xảy ra ngay sau thời điểm công bố CPI của Mỹ hôm nay.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tuần kinh tế sắp tới: Phát biểu của Powell sẽ dẫn dắt một tuần ít dữ liệu

Tuần kinh tế sắp tới: Phát biểu của Powell sẽ dẫn dắt một tuần ít dữ liệu

Tuần tới có thể là khoảng thời gian lý tưởng để nghỉ hè, khi lịch công bố dữ liệu kinh tế khá thưa thớt. Điểm nhấn lớn nhất sẽ là bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell tại Washington vào thứ Ba, nơi ông có thể cập nhật quan điểm về thị trường lao động, lạm phát và định hướng lãi suất. Powell dự kiến sẽ không đề cập đến các lời kêu gọi từ chức. Ngoài ra, Phó Chủ tịch Fed Michelle W. Bowman cũng có thể thu hút sự chú ý khi phát biểu tại cùng hội nghị vào thứ Tư.
Mỹ và Trung Quốc buộc phải bắt tay - Mỹ cần đất hiếm, Trung Quốc cần chip AI

Mỹ và Trung Quốc buộc phải bắt tay - Mỹ cần đất hiếm, Trung Quốc cần chip AI

Đây không phải là sự hòa giải, mà giống như một thỏa hiệp mong manh được đúc kết giữa những chiến tuyến thương mại, là một cái bắt tay đầy toan tính, với một tay nắm chặt công cụ kiểm soát đất hiếm, tay kia không rời danh sách thuế quan. Xuất khẩu nam châm đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ đã bùng nổ trong tháng 6, tăng tới 660% so với đáy lịch sử của tháng Năm. Đây không đơn thuần là sự hồi phục, mà là cú bật mạnh mẽ ra khỏi hố sâu căng thẳng ngoại giao.
Người kế nhiệm Gallatin: Scott Bessent và tham vọng tái định hình tài chính nước Mỹ

Người kế nhiệm Gallatin: Scott Bessent và tham vọng tái định hình tài chính nước Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đang theo đuổi một kế hoạch tài chính đầy tham vọng nhằm bù đắp khoản chi 3,400 tỷ USD từ đạo luật OBBBA, bằng cách kết hợp thuế quan, tăng trưởng kinh tế, điều tiết lãi suất và stablecoin. Trong khi Nhà Trắng dự báo thâm hụt sẽ giảm mạnh, Văn phòng Ngân sách Quốc hội lại cảnh báo rủi ro nợ công phình to. Liệu Bessent sẽ trở thành Gallatin mới của thế kỷ 21 hay là một phiên bản hiện đại của John Law – người từng đưa cả nền kinh tế Pháp đến sụp đổ?
Bức tranh tổng thể của giai đoạn mùa hè ảm đạm

Bức tranh tổng thể của giai đoạn mùa hè ảm đạm

Chỉ số S&P 500 điều chỉnh nhẹ vào phiên thứ Sáu mà không có bất kỳ thông tin mới nào đáng chú ý. Nhưng điều đó có thực sự thay đổi bức tranh toàn cảnh của các ngành không? Rõ ràng, cổ phiếu công nghệ và tài chính không ghi nhận biến động đáng kể trong ngày, vậy có điều gì nổi bật ở những lĩnh vực còn lại không? Liệu có hợp lý để kỳ vọng các nhóm cổ phiếu như bất động sản hoặc chỉ số Russell 2000 sẽ có diễn biến tích cực hơn trong bối cảnh Thống đốc Waller đưa ra lập luận ủng hộ việc cắt giảm lãi suất?
Thuế quan, công nghệ và động lực: Một tuần giao dịch trên dây căng thẳng với hai trọng tâm chính

Thuế quan, công nghệ và động lực: Một tuần giao dịch trên dây căng thẳng với hai trọng tâm chính

Phiên giao dịch đầu tuần tại châu Á mở ra trong không khí thận trọng nhưng phần nào nhẹ nhõm, thị trường dần ổn định sau những biến động chính trị cuối tuần tại Tokyo, khi sự kiện này không lan rộng thành một cú sốc cho thị trường trái phiếu toàn cầu. Hợp đồng tương lai JGB giữ vững, qua đó giúp các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ và cặp USDJPY bật lên nhẹ, giảm bớt các vị thế phòng vệ trước sự kiện rủi ro.
Nhật Bản sau bầu cử: Liên minh cầm quyền suy yếu, thị trường đối diện thách thức chính sách và tài khóa

Nhật Bản sau bầu cử: Liên minh cầm quyền suy yếu, thị trường đối diện thách thức chính sách và tài khóa

Cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản khiến liên minh cầm quyền mất thế đa số, làm dấy lên lo ngại về sự chậm trễ trong hoạch định chính sách và áp lực tài chính gia tăng, trong bối cảnh đàm phán thuế quan với Mỹ đang diễn ra. Nhà đầu tư theo dõi sát động thái từ BoJ, tương lai chính trị của Thủ tướng Ishiba và khả năng thay đổi chính sách tài khóa trong những tháng tới.
Châu Á giữ nhịp ổn định, Phố Wall dõi theo “trận mở màn” lợi nhuận Big Tech và tín hiệu chính sách toàn cầu

Châu Á giữ nhịp ổn định, Phố Wall dõi theo “trận mở màn” lợi nhuận Big Tech và tín hiệu chính sách toàn cầu

Thị trường châu Á khởi đầu tuần trong vùng an toàn sau bầu cử Nhật không ngoài dự báo, đồng yen bật nhẹ giữa bất ổn chính trị. Phố Wall chuẩn bị bước vào tâm điểm mùa báo cáo lợi nhuận với các ông lớn công nghệ như Alphabet, Tesla. Nhà đầu tư toàn cầu tiếp tục theo dõi sát đàm phán thuế quan, triển vọng lãi suất từ Fed, ECB và các yếu tố chi phối hàng hóa, dầu mỏ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ