Động lực mới nào cho đà tăng của lợi suất TPCP Mỹ?

Động lực mới nào cho đà tăng của lợi suất TPCP Mỹ?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

21:29 26/05/2021

Đà tăng của lợi suất TPCP Mỹ trong Quý I năm nay đã tạm thời chững lại và sẽ cần thêm những động lực mới để trở lại đà tăng

Trái phiếu Chính phủ Mỹ
Trái phiếu Chính phủ Mỹ

Động lực thúc đẩy đà tăng của lợi suất TPCP Mỹ trong Quý I năm nay hiện đã tạm thời chững lại. Điều này ám chỉ rằng làn sóng bán tháo tiếp theo sẽ chưa diễn ra cho tới khi lợi suất thực bật tăng và kỳ vọng lạm phát được thị trường định giá trở lại.

Lợi suất TPCP Mỹ 10 năm đã chững lại ở quanh mức 1.6% khi kỳ vọng lạm phát ổn định trở lại, trong khi đó lợi suất thực và chênh lệch lợi suất kỳ hạn dài so với ngắn lại sụt giảm. Điều này khiến động lực bán tháo đối với TPCP kỳ hạn dài dần bị suy yếu.

Một mô hình xây dựng dựa trên các yếu tố như lợi suất thực, kỳ vọng lạm phát và kỳ vọng tăng trưởng cho thấy lợi suất thực 10 năm và dự báo mức kỳ vọng lạm phát trong 5 năm tới (5y5y swaps) cần phải tăng thêm 30 điểm từ mức đóng cửa ngày thứ 2 để lợi suất danh nghĩa 10 năm có thể chạm mức 2%.

Sau khi tăng mạnh khoảng 45 điểm trong Quý đầu năm, lợi suất thực đã điều chỉnh giảm trở lại từ đó đến nay. Đà tăng tốc mạnh mẽ trong Tháng 3, nhanh nhất kể từ năm 2016 đến nay, cho thấy một xu hướng không bền vững và dấy lên nghi vấn liệu lợi suất thực có thể sớm trở lại mức dương hay không. 

Lợi suất thực hiện đang ở gần mức đáy trong lịch sử, về cả giá trị tuyệt đối lẫn trong tương quan dự báo tăng trưởng. Mức chênh lệch giữa dự báo tăng trưởng GDP năm nay là 6.5% so với lợi suất thực 10 năm hiện là khoảng 736 điểm, mức lớn nhất trong gần 25 năm qua.

Cùng với đó, chênh lệch lợi suất giữa kỳ hạn dài và ngắn cũng thu hẹp, gây xói mòn động lực cần thiết nhằm điều chỉnh sự bất cân xứng kỳ hạn và lý giải tại sao lợi suất điều chỉnh giảm.

Mặc dù kỳ vọng lạm phát hiện ở mức trung bình, tuy nhiên nó hoàn toàn có khả năng tăng nhanh hơn lợi suất thực nếu như số liệu lạm phát tiếp tục tăng cao. Biểu đồ dưới đây cho thấy tác động riêng lẻ của kỳ vọng lạm phát với các yếu tố khác được giữ nguyên.

Với việc các nhà kinh tế học nâng dần mức dự báo lạm phát cho tới Tháng 3 năm sau, mức định giá trước của thị trường có thể tiến tới mức 3% trong vài tháng tới. Trong giai đoạn trước thu hẹp nới lỏng của Fed hồi tháng 5/2013 kỳ vọng lạm phát của thị trường cũng đã vượt trên mức 3%.

Mặc dù Fed đã làm rõ quan điểm rằng sẽ bỏ qua những yếu tố ngắn hạn nhất thời gây áp lực lên lạm phát, tuy vậy nếu như lạm phát tiếp tục tăng lên mức cao hơn nhiều so với dự báo thì có thể sẽ mang tới những lo lắng nhất định. Sự phân hóa trong quan điểm của các thành viên Fed có thể xảy ra và đủ để dấy lên lo ngại về quỹ đạo của lạm phát.

Bất chấp việc các nhà làm luật đã quyết định tạm gác câu chuyện thu hẹp nới lỏng lại, bất kỳ động thái tái khởi động thảo luận về vấn đề này đều có thể được thị trường dùng là một cái cớ để tiếp tục đẩy lợi suất lên những mức cao mới.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Người kế nhiệm Gallatin: Scott Bessent và tham vọng tái định hình tài chính nước Mỹ

Người kế nhiệm Gallatin: Scott Bessent và tham vọng tái định hình tài chính nước Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đang theo đuổi một kế hoạch tài chính đầy tham vọng nhằm bù đắp khoản chi 3,400 tỷ USD từ đạo luật OBBBA, bằng cách kết hợp thuế quan, tăng trưởng kinh tế, điều tiết lãi suất và stablecoin. Trong khi Nhà Trắng dự báo thâm hụt sẽ giảm mạnh, Văn phòng Ngân sách Quốc hội lại cảnh báo rủi ro nợ công phình to. Liệu Bessent sẽ trở thành Gallatin mới của thế kỷ 21 hay là một phiên bản hiện đại của John Law – người từng đưa cả nền kinh tế Pháp đến sụp đổ?
Bức tranh tổng thể của giai đoạn mùa hè ảm đạm

Bức tranh tổng thể của giai đoạn mùa hè ảm đạm

Chỉ số S&P 500 điều chỉnh nhẹ vào phiên thứ Sáu mà không có bất kỳ thông tin mới nào đáng chú ý. Nhưng điều đó có thực sự thay đổi bức tranh toàn cảnh của các ngành không? Rõ ràng, cổ phiếu công nghệ và tài chính không ghi nhận biến động đáng kể trong ngày, vậy có điều gì nổi bật ở những lĩnh vực còn lại không? Liệu có hợp lý để kỳ vọng các nhóm cổ phiếu như bất động sản hoặc chỉ số Russell 2000 sẽ có diễn biến tích cực hơn trong bối cảnh Thống đốc Waller đưa ra lập luận ủng hộ việc cắt giảm lãi suất?
Thuế quan, công nghệ và động lực: Một tuần giao dịch trên dây căng thẳng với hai trọng tâm chính

Thuế quan, công nghệ và động lực: Một tuần giao dịch trên dây căng thẳng với hai trọng tâm chính

Phiên giao dịch đầu tuần tại châu Á mở ra trong không khí thận trọng nhưng phần nào nhẹ nhõm, thị trường dần ổn định sau những biến động chính trị cuối tuần tại Tokyo, khi sự kiện này không lan rộng thành một cú sốc cho thị trường trái phiếu toàn cầu. Hợp đồng tương lai JGB giữ vững, qua đó giúp các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ và cặp USDJPY bật lên nhẹ, giảm bớt các vị thế phòng vệ trước sự kiện rủi ro.
Nhật Bản sau bầu cử: Liên minh cầm quyền suy yếu, thị trường đối diện thách thức chính sách và tài khóa

Nhật Bản sau bầu cử: Liên minh cầm quyền suy yếu, thị trường đối diện thách thức chính sách và tài khóa

Cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản khiến liên minh cầm quyền mất thế đa số, làm dấy lên lo ngại về sự chậm trễ trong hoạch định chính sách và áp lực tài chính gia tăng, trong bối cảnh đàm phán thuế quan với Mỹ đang diễn ra. Nhà đầu tư theo dõi sát động thái từ BoJ, tương lai chính trị của Thủ tướng Ishiba và khả năng thay đổi chính sách tài khóa trong những tháng tới.
Châu Á giữ nhịp ổn định, Phố Wall dõi theo “trận mở màn” lợi nhuận Big Tech và tín hiệu chính sách toàn cầu

Châu Á giữ nhịp ổn định, Phố Wall dõi theo “trận mở màn” lợi nhuận Big Tech và tín hiệu chính sách toàn cầu

Thị trường châu Á khởi đầu tuần trong vùng an toàn sau bầu cử Nhật không ngoài dự báo, đồng yen bật nhẹ giữa bất ổn chính trị. Phố Wall chuẩn bị bước vào tâm điểm mùa báo cáo lợi nhuận với các ông lớn công nghệ như Alphabet, Tesla. Nhà đầu tư toàn cầu tiếp tục theo dõi sát đàm phán thuế quan, triển vọng lãi suất từ Fed, ECB và các yếu tố chi phối hàng hóa, dầu mỏ.
Yen tăng sau bầu cử Thượng viện Nhật giữa lo ngại bất ổn chính trị và đàm phán thuế quan

Yen tăng sau bầu cử Thượng viện Nhật giữa lo ngại bất ổn chính trị và đàm phán thuế quan

Đồng yen tăng giá khi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Ishiba không đạt đa số tại Thượng viện, làm dấy lên lo ngại về sự bất ổn chính trị tại Nhật Bản trong thời điểm nhạy cảm trước hạn chót đàm phán thuế quan với Mỹ. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ chính sách của Mỹ và biến động tiền tệ tại các nền kinh tế chủ chốt.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ