Chúng ta đã chứng kiến một vài lần tâm lý rủi ro đổi chiều trong vài tuần qua, nhưng những lần đảo chiều đó thường kết thúc chóng vánh và không thể tạo nên một xu hướng bền vững. Trong một cuộc đua những giữa nhà đầu cơ nhỏ lẻ không sử dụng các nguyên tắc phân tích cơ bản truyền thống và sự trở lại của những nhà giao dịch chuyên nghiệp, vẫn còn đó những biến động vô hướng khó dự đoán. Liệu lần đảo chiều gần nhất này có phải là một câu chuyện khác không?
Theo Yusuke Ikawa, chiến lược gia tại BNP Paribas Tokyo, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể đang thay đổi lập trường của mình để cho phép giá thị trường biến động nhiều hơn.
Việc nhận định giá GBP sẽ tiếp tục đà tăng liên tục gần đây không phải quan điểm gây tranh cãi, nhưng điều gì sẽ là chất xúc tác khiến GBP đột ngột giảm trở lại?
Đồng Franc thụy sĩ đang hướng đến tháng tồi tệ nhất so với đồng Euro trong gần hai năm. Xu hướng từ đây, được dự đoán theo đường cong lợi suất toàn cầu dốc lên, có khả năng đưa EUR/CHF về vùng 1.12.
Lợi suất trái phiếu tăng đột biến gần đây đã khiến thị trường toàn cầu kinh hoàng, nhưng Ngân hàng tư nhân JPMorgan cho biết đây có thể là phản ánh của “sự lạc quan về tăng trưởng” khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi từ đại dịch Covid-19.
"ECB đang theo dõi chặt chẽ lợi suất danh nghĩa trái phiếu kỳ hạn dài" - tuyên bố đó đủ để giảm thiểu tình trạng bán tháo trên thị trường trái phiếu trong thời điểm hiện tại.
“Reflation trade” nóng trở lại sẽ kiểm tra quyết tâm “dovish” của những ngân hàng trung ương lớn. Chỉ cần nhìn vào lợi suất TPCP Úc tăng vọt, đã tăng 17 điểm phần trăm và lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên gần 1.39%. Không có gì ngạc nhiên khi thị trường chứng khoán phải “giật mình”. Có lẽ các nhà hoạch định chính sách cũng sẽ như vậy – vì cuộc bàn luận về lạm phát nhất thời là chưa đủ.
Hàng hóa đang chiếm ưu thế so với lợi suất trong việc thiết lập xu hướng cho ngày giao dịch hôm nay. Giá dầu sụt giảm khi sản lượng phục hồi khiến các đồng tiền hàng hóa chững lại. Các kim loại cơ bản đang tăng rất mạnh, với giá đồng leo lên trên $8,700 trong khi lợi suất của Hoa Kỳ ổn định. Những điều này tạo ra một phiên giao dịch sớm khá trái chiều tại châu Âu.
Theo Carl Weinberg, nhà kinh tế trưởng tại High Frequency Economics, kỳ vọng lạm phát đang tách rời khỏi thực tế, có nghĩa là các thị trường có thể đang chi phối sự gia tăng của lợi suất Kho bạc Hoa Kỳ không dựa theo cơ bản của nền kinh tế
Lợi suất tăng đến mức nào thì mới làm tài sản rủi ro “tức giận”? Câu hỏi đó đã xuất hiện trong tâm trí nhiều người trong phiên giao dịch NY hôm thứ Ba, khi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng trên 1.3% lên mức cao nhất trong gần một năm.