Dự đoán suy thoái kinh tế Mỹ đang gây tranh cãi khi các mô hình thị trường đưa ra tín hiệu khác nhau. Mặc dù nguy cơ suy thoái trong vài tháng tới là thấp, việc dự đoán xa hơn trở nên khó khăn do tính chất "hỗn loạn" của nền kinh tế, đòi hỏi nhiều tín hiệu cảnh báo kết hợp để có dự báo chính xác.
Số liệu có vẻ đang cho thấy rằng Mỹ sẽ tránh được cuộc suy thoái do NBER định nghĩa cho đến hết quý 3. quý 4 nhìn chung vẫn còn nhiều thách thức, nhưng đó chỉ là phỏng đoán tại thời điểm này. Ngược lại, số lượng dữ liệu kinh tế được công bố đang tăng dần do kỳ vọng xu hướng tích cực sẽ kéo dài trong quý 3.
Việc Fed cắt giảm 0.50 điểm phần trăm lãi suất điều hành đã đẩy giá vàng chạm mốc $2,620/ounce, và dự kiến đà tăng của vàng sẽ còn tiếp tục do khả năng Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất và nới lỏng định lượng. Tỷ lệ cơ sở tiền tệ so với vàng cũng cho thấy vàng đang bị định giá thấp. Thêm vào đó, căng thẳng địa chính trị, chẳng hạn như căng thẳng Mỹ-Trung-Nga và xung đột Trung Đông, có thể giúp giá vàng đạt mốc $5,200 vào năm 2025.
Thị trường đã chứng kiến những bước ngoặt chính sách của Fed trong nhiều thập kỷ qua. Và họ đã rút ra được kết luận rằng rằng việc cắt giảm lãi suất hiếm khi có lợi cho chứng khoán nếu diễn ra sau khi đường cong lợi suất bị đảo ngược. Thực tế, chỉ có 3 trong số 11 lần Fed mạnh tay cắt giảm lãi suất trùng với thời điểm nền kinh tế Mỹ tăng trưởng và giá cổ phiếu Mỹ tăng.
Fed sắp đưa ra đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên trong năm năm, nhưng đối với thị trường chứng khoán đang giữ mức đỉnh, thì đây có thể là nỗi lo nhiều hơn là mong đợi.
Hãy hình dung một ly nước ấm được đặt vào tủ đông. Nhiệt độ của nó sẽ từ từ hạ xuống. Đến một thời điểm nào đó, nước sẽ kết tinh, biến đổi từ trạng thái lỏng sang rắn. Quá trình "chuyển pha" này diễn ra một cách tự nhiên, không cần thêm bất kỳ tác động nào từ bên ngoài. Yếu tố quyết định duy nhất là nhiệt độ trong tủ đông phải duy trì dưới ngưỡng 0 độ C.
Hôm qua là một ngày khó khăn đối với thị trường. Cổ phiếu của gã khổng lồ chip AI Nvidia đã giảm gần 10% và chỉ số chất bán dẫn PHLX chạm đáy kể từ tháng 3 năm 2020. Hàng hóa cũng có một ngày tồi tệ. Giá dầu thô WTI giảm xuống dưới 70 USD/thùng và giá dầu Brent xuống dưới 74 USD/thùng. Trong khi đó, giá quặng sắt đã giảm gần 8% trong năm ngày qua. Không phải là địa chính trị, không phải là các NHTW và thậm chí không phải là carry trade đồng yên. Vậy chuyện gì đã xảy ra?
Mặc dù có những lo ngại về khả năng suy thoái tại Mỹ, các dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế quý III vẫn chưa cho thấy dấu hiệu đáng lo ngại. Điều này không đảm bảo rằng nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng nó là một tín hiệu tích cực.
Thật đáng tiếc khi cụm từ "đối phó với suy thoái", nhất là ở Anh nhưng không chỉ riêng ở đó, lại mang một ấn tượng tiêu cực đến thế. Hãy cùng nhìn nhận vấn đề này một cách chín chắn hơn, được chứ?
Có rất nhiều lời than phiền về Fed trong những năm qua: Alan Greenspan đã hạ lãi suất quá nhiều sau vụ sụp đổ dot-com năm 2000. Ben Bernanke đã in quá nhiều tiền để cứu trợ các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Janet Yellen đã giữ lãi suất ở mức quá thấp trong thời gian quá dài vào giữa những năm 2010. Jerome Powell đã quá chậm để thấy được lạm phát sắp bùng phát - và giờ đây ông ấy cũng quá chậm để phát hiện ra suy thoái.
Nhiều câu hỏi xoay quanh cách chủ tịch Fed Jay Powell sẽ đưa ra những phát biểu rất được mong đợi của mình tại Jackson Hole vào thứ Sáu. Đầu tiên, ông phát biểu rằng: “Đã đến lúc phải điều chỉnh chính sách”. Thứ hai, ông đưa ra đánh giá lịch sử về dữ liệu lạm phát 2021-2024, điều này có nghĩa là Powell ngày càng tin tưởng rằng lạm phát đang tiến bền vững đến mục tiêu 2%.